• Tìm chúng tôi trên

Khuyến nông Đăk Lăk cùng nông dân phát triển nông nghiệp bền vững

08/11/2018 14:27:14 GMT+7

Những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và của nền kinh tế thế giới cộng thêm nhận thức của người nông dân chưa đổi mới đã làm cho ngành nông nghiệp "lao đao". Giải pháp được đưa ra đó là "phát triển nông nghiệp bền vững". Đây là một vấn đề cần thời gian và sự hợp tác từ 4 nhà: Nhà nông- Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp. Với vai trò là cơ quan chuyển giao khoa học kỹ thuật Khuyến nông Đắk Lắk đã và đang tao sự liên kết trong mối quan hệ 4 nhà nói trên.

Đắk Lắk là địa phương năm trên mảnh đất có thổ nhưỡng thích hợp với các loại cây lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm gần đây với xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – hiệu ứng nhà kính đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất nông nghiệp. Để nền nông nghiệp phát triển đã khó nay phát triển bền vững lại càng khó hơn.

Phát triển bền vững cụm từ này mới mà không mới, quen mà lại lạ: Có thể được định nghĩa là một chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm, cây trồng, vật nuôi trong đó người sản xuất sử dụng những kỹ thuật nông nghiệp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. Thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, việc đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia.Thực hiện được điều này cần có thời gian và sự nỗ lực của Chính phủ và hệ thống nông nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mình như hiện nay việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, cơ giới hóa sản xuất để bắt nhịp với tình hình kinh tế thị trường, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật đã được tiếp thu, nhập khẩu và đưa ra thị trường tiêu thụ nhưng chưa được người dân tiếp cận, sử dụng một phần là do giá thành cao, mô hình sản xuất còn ở mức nông hộ, người dân chưa hiểu hết hiệu quả, cũng như quy trình sử dụng. Việc sử dụng các loại phân bón thuốc bảo vệ thực vật còn mang tính tràn lan, bất quy tắc, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk là cơ quan đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng có vai trò không nhỏ trong việc giải quyết này. Đặc biệt là công tác tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân, năm 2018 Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp cho gần 4.000 lượt nông dân với các nội dung tập huấn chuyển giao kỹ thuật phong phú, kiến thức sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu xuất phát từ chính nhu cầu của bà con nông dân, tập trung vào các đối tượng cây trồng vật nuôi người dân đang quan tâm phát triển sản xuất.

Hình ảnh: Giảng viên lớp tập huấn “Sản xuất cà phê bền vững – thực hành tái canh cà phê bền vững” – Dự án VnSAT hướng dẫn người dân cách tỉa cành tạo tán.

Bên cạnh công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật thì việc xây dựng thành công các mô hình trình diễn đã giúp người nông dân tiếp cận nhanh với những tiến bộ kỹ thuật, học tập thực tế từ các mô hình và áp dụng vào sản xuất hướng tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường,…như mô hình: Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây hồ tiêu; Nuôi gà an toàn sinh học; Nuôi heo thịt an toàn sinh học,… Ngoài ra Trung tâm Khuyến nông luôn có sự phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các mô hình thử  nghiệm các sản phẩm mới, giống mới, phân bón mới bằng việc thực hiện các mô hình: Giống lúa lai 6129 vàng, BTE1 vàng và TEJ vàng; Giống lúa thuần Nàng thương 9; Giống ngô lai GT 722; Sử dụng phân bón Biowish trên cây cà phê con trong vườn ươm; Phân bón NPK Mặt Trời Mới trên cây cà phê và cây hồ tiêu,... Các mô hình thử nghiệm đã góp phần làm cầu nối để gắn kết từ nhà nghiên cứu đến nhà sản xuất và đến người nông dân, giúp người nông dân áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

 Hình ảnh: Bà Nguyễn Thị Nở đang bảo dưỡng đệm lót sinh học -  Mô hình trình diễn nuôi heo thịt an toàn sinh học – Khánh Ly

Không chỉ vậy, Trung tâm Khuyến nông luôn tranh thủ, tăng cường các mối quan hệ với các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương để tìm kiếm chương trình, dự án ..., phục vụ công tác của ngành, tranh thủ nguồn lực của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đó là các mô hình, dự án, chương trình: Mô hình tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu; Mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính; Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây hồ tiêu; Chương trình sản xuất và cung ứng cây giống phục vụ tái canh cà phê; Dự án VnSAT; Dự án hỗ trợ “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột”; Dự án FAO; Chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ năm 2018; … Qua việc thực hiện các chương trình, dự án trên người dân đã tiếp cận được những công nghệ mới, tạo sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất nông nghiệp và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường, quy tụ sự tham gia của người dân và có sức lan tỏa mạnh ra cộng đồng mang lại hiệu quả cao, bền vững, thiết thực, tăng thu nhập cho người dân góp phần nâng cao tỷ trọng cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

      

Mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước triển khai tại huyện Lắk

Có thể nói đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, hội nhập với xu thế toàn cầu đòi hỏi sự phát triển bền vững của cả hệ thống Kinh tế -Chính trị - Xã hội. Trong giai đoạn tới, nông nghiệp Đắk Lắk nói chung, Khuyến nông Đắk Lắk nói riêng cần liên tục đổi mới, cập nhật công nghệ khoa học, kỹ thuật tiến bộ, nâng cao trình độ, kiến thức sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu chuyển giao tới người dân. Bên cạnh đó người dân cũng cần học hỏi, tiếp thu kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Nguyễn Nữ

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện: 50 lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp cho 2.000  lượt nông dân; 35 lớp tập huấn “Sản xuất cà phê bền vững – thực hành tái canh cà phê bền vững” cho 1.221 lượt nông dân; 12 lớp tập huấn “Kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học – Kỹ thuật phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu” cho 600 lượt nông dân.

Phối hợp với các Trạm khuyến nông, doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực nông nghiệp và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường,…gồm có: 13 mô hình trình diễn với 435 hộ tham gia (nguồn kinh phí tỉnh và kinh phí Trung ương); 09 mô hình thử nghiệm sản xuất cho 54 hộ tham gia; 36 mô hình trình diễn cho 36 hộ tham gia (các chương trình, dự án khác).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIN NỔI BẬT