• Tìm chúng tôi trên

Khuyến nông Đắk Lắk chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ứng dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin vào sản xuất nông nghiệp

22/05/2015 10:35:19 GMT+7

Nhằm mục đích thay đổi tập quán canh tác sử dụng quá nhiều phân hóa học trên đồng ruộng của bà con nông dân và hướng tới một nền canh tác nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững, từ tháng 7 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin trên cây cà phê, hồ tiêu và cây lúa trên địa bàn huyện Cư Kuin và Buôn Đôn

Nhằm mục đích thay đổi tập quán canh tác sử dụng quá nhiều phân hóa học trên đồng ruộng  của bà con nông dân và  hướng tới một nền canh tác nông nghiệp hữu cơ an toàn và bền vững, từ tháng 7 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk thực hiện mô hình trình diễn sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin trên cây cà phê, hồ tiêu và cây lúa trên địa bàn huyện Cư Kuin và Buôn Đôn

Thành phần phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin chứa không nhỏ hơn 108 CFU/g vi khuẩn azobacter vinelandii (vi khuẩn cố định ni tơ), 108 CFU/g vi khuẩn Baccillussubtilis đối kháng và chất mang. Sản phẩm do công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu (Hà Nội) sản xuất đã được tặng thưởng Cúp vàng nông nghiệp tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế năm 2006 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT  ngày  15/04/2011.

Ngày 17 tháng 05 năm 2015, Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu phối hợp với Trung tâm khuyến nông Đắk Lắk tổ chức  tọa đàm để đánh giá tác dụng và hiệu quả của việc sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin đối với cây cà phê, hồ tiêu và lúa, từ đó làm cơ sở để phổ biến cho bà con nông dân tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả, Đến tham dự buổi tọa đàm có đại diện các trạm khuyến nông huyện, thị xã và thành phố, các hộ nông dân tham gia mô hình và đại diện các phòng ban thuộc trung tâm. Tọa đàm đã được lắng nghe báo cáo của phòng chuyên môn và các trạm trực tiếp triển khai mô hình.

Kết quả mô hình trình diễn cho thấy: Vườn cà phê sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin cây phát triển tốt, lá xanh đậm và dày, ngọn cành nở, chiều dài cành phát triển mạnh. Không có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng như vàng lá, bạc lá, quăn ngọn. Đặc biệt cây sau khi thu hoạch vẫn giữ nguyên được bộ lá xanh tốt. Năng suất vườn cây sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin tăng khoảng 25% so với vườn đối chứng và hiệu quả kinh tế tăng 14,7%/sào. Vườn cây sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin cho quả mọng hơn, quả chín đồng đều, vỏ quả bóng hơn so với vườn đối chứng

Khác biệt giữa hai hàng cà phê: không sử dụng  phân vi sinh Azotobacterin (1)

và có sử dụng  phân  Azotobacterin (2)

Đối với mô hình trình diễn lúa sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin khả năng phân hủy gốc rạ của vụ trước rất tốt, giảm bệnh nghẹt rễ, khô vằn, đạo ôn... Đặc biệt khi sử dụng phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin  giảm được lượng phân đạm từ 30 – 50%, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, bông to, chắc hạt, năng suất tăng từ 10 – 18%, rất phù hợp với chương trình ba giảm ba tăng trong canh tác nông nghiệp.

Qua nhận xét  bước đầu của các hộ tham gia mô hình và các đơn vị thực hiện đều cho rằng: Phân vi sinh đa chức năng Azotobacterin có tác dụng tốt đối với cây trồng về sinh trưởng phát triển cũng như tăng năng suất. Đây là một tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp cần phổ biến cho bà con nông dân áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phân bón, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên để thay đổi được nhận thức và tập quán canh tác cũ, áp dụng cái mới vào sản xuất có lẽ cũng cần phải có thời gian để phổ biến, tuyên truyền thông qua các mô hình trình diễn mới có thể được bà con nông dân trong tỉnh tiếp nhận loại phân bón này để ứng dụng vào sản xuất .Hoàng Liên

TIN NỔI BẬT