Trồng tự phát, hồ tiêu nhiễm bệnh gia tăng
Cập nhật lúc: 15/12/2015
Cập nhật lúc: 15/12/2015
Do trồng tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch cộng với không chú trọng quy trình kỹ thuật khiến cho nhiều diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mất trắng khi các bệnh chết nhanh;chết chậm; tuyến trùng hại rễ; bệnh thán thư; rệp sáp gốc, hại cành, bệnh đốm đen mặt dưới lá đang tăng nhanh, khó kiểm soát.
Dịch bệnh trên cây hồ tiêu đang khiến người nông dân Tây Nguyên lo lắng.
Do trồng tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch cộng với không chú trọng quy trình kỹ thuật khiến cho nhiều diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ mất trắng khi các bệnh chết nhanh; chết chậm; tuyến trùng hại rễ; bệnh thán thư; rệp sáp gốc, hại cành, bệnh đốm đen mặt dưới lá đang tăng nhanh, khó kiểm soát.g chục triệu đồng mua thuốc để cứu vườn nhưng không mấy hiệu quả.
Hiện gần 3.000 trụ tiêu của gia đình bà đã có hơn 40 cây tiêu khô héo chết, gần 300 cây úa vàng, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ gia đình bà Nghi vườn tiêu bị bệnh mà hơn 2 héc ta trồng hồ tiêu của ông Bùi Bá Lơng (ở thôn 2 xã Trường Xuân) cũng bị bệnh vàng lá, thối rễ tấn công cây tiêu. Ông Lơng cho biết, gia đình đã mời các kỹ sư nông nghiệp về kiểm tra và tìm biện pháp cứu hồ tiêu nhưng kết quả không mấy khả quan, hiện gần 1/3 vườn cây có hiện tượng nhiễm bệnh, nhiều cây đang khô lá và chết.
Theo ông Phạm Quốc Thụy, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân, huyện Đắk Song cho biết: Đầu năm 2014, diện tích hồ tiêu toàn xã mới có 600 héc ta nhưng hiện nay đã lên hơn 12.000 ha. Cùng với đó, nhiều diện tích hồ tiêu đã mắc bệnh, hiện chính quyền địa phương chưa thống kê được diện tích hồ tiêu bị bệnh vàng lá, thối rễ, nhưng thiệt hại ước tính là rất lớn.
Địa phương hướng dẫn nhân dân khắc phục bằng cách khoanh vùng để tránh cây bị bệnh rồi lây sang cây khác, khu vực khác và đã đề nghị các cấp ngành, khuyến nông của huyện và tỉnh đưa các chuyên gia về hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc cây hồ tiêu cho người dân.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 805 ha nhiễm bệnh vàng lá chết chậm và 684 ha nhiễm bệnh vàng lá chết nhanh. Tính từ đầu năm đến tháng 10-2015, toàn tỉnh có 409,15 ha tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm, trong đó có 24 ha nhiễm nặng, tập trung tại các huyện Ea H’leo (134 ha), Krông Năng (46,6 ha), Krông Pắc (46 ha), thị xã Buôn Hồ (47,5 ha)…
Nguyên nhân khiến diện tích tiêu bị nhiễm sâu bệnh và có xu hướng tăng được xác định là do những năm gần đây giá tiêu cao, ổn định, nông dân mở rộng diện tích không theo quy hoạch, lạm dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật.
Để hỗ trợ người dân phòng, trừ dịch bệnh Cục Bảo vệ thực vật cũng đã đưa ra quy trình phòng trừ các loại bệnh này trên cây tiêu như: hướng dẫn người nông dân trồng tiêu khi bị bệnh cần thu gom vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy đúng cách các cây tiêu bị bệnh; cách xử lý các hố của cây tiêu bị bệnh, cách sử dụng các loại thuốc...
Trong khi cơ quan chức năng đang ra sức khuyến cáo thì ở một số địa phương ngành chức năng và người trồng tiêu lại chưa quyết liệt ngăn chặn bệnh lây lan.
Nguồn: Daidoanket.vn