Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
Cập nhật lúc: 28/06/2021
Cập nhật lúc: 28/06/2021
Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, sản lượng và diện tích nuôi đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, ngành thủy sản địa phương cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến đổi khí hậu: nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít, mùa mưa rút ngắn, mùa khô kéo dài... đã phần nào ảnh hưởng đến năng suất nuôi và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản. Nhằm phát hiện đánh giá nhanh diễn biến xấu về môi trường, Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ hằng năm...
Đắk Lắk có khoảng 42.000 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản bao gồm (mặt nước lớn, ao hồ nhỏ khoảng, ruộng trũng khoảng và các hệ thống sông suối lớn). Tính đến tháng 6/2021 đã đưa vào nuôi trồng khoảng 12.000 ha, tập trung chủ yếu ở các địa bàn: Thành phố Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Buôn Đôn, Krông Pắc... và đặc biệt có 947 lồng bè tập trung ở các hồ chứa thủy điện Buôn Tua Sah, thủy điện Sê rê Pốc 3 và hệ thống sông Krông Na... Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, sản lượng và diện tích nuôi đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, ngành thủy sản địa phương cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến đổi khí hậu: nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít, mùa mưa rút ngắn, mùa khô kéo dài... đã phần nào ảnh hưởng đến năng suất nuôi và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
Nhằm phát hiện đánh giá nhanh diễn biến xấu về môi trường, Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ hằng năm. Các vùng được ưu tiên lựa chọn lấy mẫu là những vùng chủ lực như: Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Lăk... Kết quả quan trắc đã giúp các cơ quan quản lý, xây dựng lịch thời vụ nuôi trồng thích hợp, kịp thời cánh báo những rủi ro có thể xẩy ra, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.
Riêng trong năm 2021, kế hoạch quan trắc được thực hiện 02 đợt trên địa bàn 06 địa phương có nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều và đặc trưng về đối tượng (Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Lăk, Krông Pắc, Buôn Đôn và Krông Ana). Liên tục những ngày từ 02/6 đến 09/6/2021, Phòng Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với các địa phương và các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trong 06 địa bàn nói trên tiến hành lấy mẫu đợt I gửi về Viện nghiên cứu Thủy sản III – Nha trang phân tích. Mẫu quan trắc phân tích gồm có 14 chỉ tiêu về môi trường (pH, Oxy, NH3...) các kim loại nặng, chất rắn hữu cơ, tảo và các chất tồn dư của thuốc Bảo vệ thực vật. Sau khi có kết quả phân tích các mẫu nước, Chi cục sẽ gửi thông báo về các địa phương và xây dựng chi tiết kế hoạch hướng dẫn, biện pháp xử lý thích hợp và khuyến cáo sử dụng đối tượng, hình thức nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong nuôi trồng thủy sản.
Một số hình ảnh quan trắc môi trường đợt 1/2021
Để ngành nuôi trồng thủy sản phát huy tối đa tiềm năng có sẵn, ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả hơn Chi cục Thủy sản luôn đặt hoạt động quan trắc môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị hằng năm. Bên cạnh đó, Chi cục đã xây dựng kế hoạch cho năm tới sẽ mở rộng địa bàn quan trắc đồng thời sẽ tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin để cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản an toàn bền vững, góp phần vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế cho tỉnh nhà./.
Hồng Duyên - Chi cục Thủy sản