Hợp tác xã phát triển cà phê bền vững Nguyên Trường Thịnh
Cập nhật lúc: 24/11/2015
Cập nhật lúc: 24/11/2015
Krông Pắk là huyện nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên gần 63.000 ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 43.000 ha với nguồn tài nguyên đất khá đa dạng, nhóm đất đỏ Bazan chiếm tỷ trọng lớn là điều kiện rất tốt cho phát triển ngành nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp có giá trị cao, đặc biệt là phát triển vùng cà phê bền vững. Hợp tác xã Nguyên Trường Thịnh là một trong những hợp tác xã của huyện đi đầu trong việc phát triển cà phê bền vững.
Krông Pắk là huyện nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên gần 63.000 ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 43.000 ha với nguồn tài nguyên đất khá đa dạng, nhóm đất đỏ Bazan chiếm tỷ trọng lớn là điều kiện rất tốt cho phát triển ngành nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp có giá trị cao, đặc biệt là phát triển vùng cà phê bền vững. Hợp tác xã Nguyên Trường Thịnh là một trong những hợp tác xã của huyện đi đầu trong việc phát triển cà phê bền vững.
Ông Hiệp đang trao đổi cùng với lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông
Bên cạnh những thuận lợi trên, HTX cũng đang gặp phải một số khó khăn đó là: Địa bàn giàn trãi, các xã viên trong HTX nằm rãi rác trên địa bàn của 4 xã (Ea Kênh, Hòa Tiến, Ea Kuăng và Ea Yông). Có nhiều dân tộc sinh sống, các mối quan hệ vùng miền nhiều lúc chưa có sự thống nhất cao. Số lượng xã viên rãi rác trên các địa bàn khác nhau dẫn đến hoạt động của HTX cũng gặp khó khăn. Về mối liên hệ giữa các địa phương với HTX cũng gặp trở ngại trong việc triển khai các hoạt động.
Ông Nguyễn Khắc Hiệp – giám đốc HTX chia sẽ cùng với chúng tôi rằng: Tuy đứng trước những khó khăn, thách thức nhưng HTX Nguyên Trường Thịnh đã vững vàng tin tưởng vào Ban chủ nhiệm tìm được hướng đi đúng đưa HTX vượt qua, tạo mối liên kết để phát triển bền vững. Tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị trong chế biến bảo quản cà phê theo quy trình chế biến ướt nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê, tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ trong HTX, huy động các nguồn tài trợ, tham gia các dự án (tham gia cánh đồng mẫu lớn, các chính sách hỗ trợ vay vốn trồng tái canh cà phê, tham gia chương trình phát triển cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận,…), vận động nông dân trong HTX tăng cường bổ sung thêm các loại cây trồng xen có giá trị cao vừa đảm bảo tỷ lệ che bóng cho vườn cây cà phê như sầu riêng, bơ, hồ tiêu,.... Tất cả những hướng đi trên đều mang lại những lợi ích cho xã viên.
Làm thay đổi tư duy nhận thức của người dân, sự chia sẽ và gắn kết với nhau đã tạo được tính cộng đồng cao, tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới như mở rộng đường giao thông liên thôn, đường lô cà phê,... đồng thời người dân đã ý thức được tác hại của việc hái cà phê quả xanh hay việc lạm dụng phân hóa học để bón cho cây trồng cũng như việc sử dụng quá mức các loại thuốc trừ sâu, bệnh đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Mô hình của HTX được chứng nhận 4C
Ông Hiệp lo lắng chia sẽ thêm: Với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như năm nay thì vấn đề lo ngại nhất đó là khó đảm bảo được lượng nước tưới trong năm sau; số ngày nắng kéo dài, lượng mưa ít, rãi rác đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà phê. Đến mùa thu hoạch chế biến, bảo quản sản phẩm thì lại gặp phải mưa gây khó khăn cho công tác thu hái, chế biến. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lương cà phê. Để đưa HTX đi lên theo hướng bền vững, niên vụ 2016 tới HTX Nguyên Trường Thịnh đã xây dựng một số định hướng phát triển, đó là:
Cung cấp đầu vào cho xã viên: Cung cấp kịp thời các loại vật tư phân bón, thuốc BVTV và trang thiết bị máy móc…. hỗ trợ trong canh tác cà phê.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: HTX đứng ra thu mua sản phẩm cho xã viên đồng thời chủ động tìm kiếm và liên kết các nhà tiêu thụ sản phẩm cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận để được hưởng những chế độ ưu đãi như cộng thêm giá thành cho xã viên.
Kiện toàn lại bộ máy tổ chức: Trên cơ sở tổ chức hiện có, bố trí lại vị trí của các thành viên trong ban chủ nhiệm để HTX hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời HTX đã xây dựng phương án tách và thành lập các HTX mới dựa trên số lượng các xã viên đóng trên địa bàn từng xã để thành liên minh hợp tác xã lớn mạnh hơn.
Ngoài ra, HTX tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ về đào tạo tập huấn kỹ thuật, phát triển cộng đồng, các chính sach hỗ trợ vốn trong phát triển cà phê, tham gia các dự án chương trình phát triển cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận….
Để HTX Nguyên Trường Thịnh ngày càng phát triển và tạo cho mình một chỗ đứng vững vàng, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn huyện Krông Pắk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Rất cần nhiều sự quan tâm hơn nữa từ cấc cấp lảnh đạo địa phương, ngành cà phê ./.
Huỳnh Phượng