Chàng thanh niên tâm huyết với cây vải thiều trên vùng đất cát sỏi ở xã Ea Sar, huyện Ea Kar
Cập nhật lúc: 22/03/2017
Cập nhật lúc: 22/03/2017
Nhiều địa phương trong tỉnh đang khuyến khích nông dân cải tạo vườn cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao và cây vải thiều được xem là sự lựa chọn thích hợp và triển vọng.Và người đi đầu trong việc đưa cây vải trở thành cây hàng hóa và có những thành công nhất định trong việc kích thích cây vải ra hoa, đậu quả đạt hiệu quả, được bà con nông dân trong xã Ea Sar học tập và làm theo đó là anh Đỗ Công Hải, ở thôn 2, xã Ea Sar.
Trong những năm gần đây, cây vải đã bắt đầu khẳng định được thế mạnh của mình trên mảnh đất Dak Lak với diện tích trồng vải lan rộng dần ra nhiều huyện, từ Ma Đrắk đến Ea Kar, Krông Pắk, Krông Năng, Krông Buk, Krông Ana, Ea Hleo và được các tỉnh Phía Nam biết đến. Vải trồng ở Đắk Lắk thường chín sớm hơn so với các giống vải thiều ở miền Bắc khoảng 1 tháng và nhờ chênh lệch về khoảng thời gian thu hoạch nên giá bán cao hơn mà chất lượng không thua kém gì so với vải thiều miền Bắc. Chính vì vậy nó đã trở thành lựa chọn của nhiều nông hộ trong việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên thoát nghèo và góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nhiều địa phương trong tỉnh đang khuyến khích nông dân cải tạo vườn cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao và cây vải thiều được xem là sự lựa chọn thích hợp và triển vọng.Và người đi đầu trong việc đưa cây vải trở thành cây hàng hóa và có những thành công nhất định trong việc kích thích cây vải ra hoa, đậu quả đạt hiệu quả, được bà con nông dân trong xã Ea Sar học tập và làm theo đó là anh Đỗ Công Hải, ở thôn 2, xã Ea Sar.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, sau nhiều năm làm việc xa nhà, vì hoàn cảnh gia đình, bố mẹ già yếu, Đỗ Công Hải quyết định về gần gia đình để đỡ đần cha mẹ lúc tuổi già. Kế thừa vườn vải của gia đình đã trồng nhiều năm nay nhưng do biến đổi khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường và chăm sóc chưa đúng kỹ thuật nên cây vải những năm gần đây hay bị mất mùa, không ra hoa đậu quả như mong muốn. Trăn trở với vấn đề này, Hải cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia chuyên nghiên cứu về cây vải để khắc phục hiện tượng trên, cùng với những tháng ngày bám cây, bám vườn để theo dõi đặc điểm sinh lý của cây cũng như diễn biến thời tiết. Và công sức, tâm huyết của Hải đã được đền đáp xứng đáng. Những năm thời tiết thất thường nhưng vườn vải của gia đình hải vẫn duy trì năng suất ổn định.
Anh Đoàn Công Hải báo cáo gương điển hình tiên tiến sản xuất kinh doanh giỏi
Trao đổi về vấn đề này, Hải chia sẻ: “Bước đầu do chưa nắm vững khoa học kỹ thuật nên vườn vải gia đình Hải phát triển cành lá nhưng quả rất ít. Không nản lòng, anh vừa sản xuất vừa đúc kết kinh nghiệm, tiếp cận thông tin kỹ thuật thông qua tài liệu, sách báo. Những kiến thức tiếp thu được, anh đem ứng dụng vào thực tế vườn nhà, từ đó năng suất và chất lượng vải ngày càng được nâng cao. Quan trọng nhất trong kỹ thuật chăm sóc là vẫn phải nắm bắt rõ nguyên lý sinh trưởng của cây để có kế hoạch chăm sóc, bón phân cho phù hợp”
Vườn vải gia đình Anh Hải giai đoạn đang ra hoa
Hiện nay với diện tích 7 sào với 450 cây vải thiều trong đó 270 cây ở giai đoạn kinh doanh, năm vừa rồi, mặc dù diễn biến thời tiết phức tạp, vườn vải thiều của gia đình thu được hơn 7 tấn với giá bán 45.000-50.000/kg. Ngoài việc bán sản phẩm, gia đình Hải còn cung cấp giống cho các hộ dân trong vùng. Theo như Hải cho biết, so với các cây trồng khác hiện nay trên địa bàn xã, thì cây vải có những lợi thế hơn hẳn so với các cây trồng khác về giá cả cũng như công chăm sóc, chi phí đầu tư. Nhận thấy mô hình trồng vải của anh Hải đem lại lợi nhuận kinh tế cao nên đến nay đã có hàng chục hộ nông dân trong xã cũng chuyển sang trồng vải thiều và nâng tổng diện tích trồng vải lên 45 ha và con số này có xu hướng tăng lên.
Thương lái thu mua vải tại gia đình anh Hải, thôn 2, xã Ea Sar
Theo kinh nghiệm Hải chia sẻ, trồng vải cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và theo dõi tình hình thời tiết. Quả vải lúc chín cần nhiệt độ từ 25 – 350C, do đó, chỉ cần người nông dân làm cây vải ra hoa vào thời điểm cuối tháng 12, thì cây vải sẽ cho ra quả vào tầm tháng 5, lúc này vải miền Bắc chưa chin, đây chính là một lợi thế. Đặc biệt cây vải là vùng xứ lạnh nên độ lạnh quyết định việc ra hoa đậu quả, vị trí đặt vườn vải tốt nhất là đón được gió hướng Đông Bắc. Do đặc tính của cây vải là khi phân hóa mầm hoa thì cây cần nhiệt độ lạnh; nhưng thời tiết của Dak Lak nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung không ổn định do đó khi trồng vải cần chú ý đến diễn biến thời tiết và theo dõi cây qua các năm.
Hải tâm sự: “Em sẽ quyết tâm theo đuổi với cây vải và sẽ cố gắng tìm tòi, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để giúp đỡ cho bà con nơi đây - những ai mặn mà với cây vải và muốn lựa chọn cây này để phát triển kinh tế gia đình. Chỉ mong sao các ngành các cấp và chính quyền địa phương quan tâm để có những định hướng cụ thể, chiến lược phát triển lâu dài, bền vững cho cây vải để bà con nơi đây thoát nghèo”. Hoàng Liên
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Ea Sar cho biết: “Địa phương xác định cây vải là một trong những cây có thể làm giàu cho người nông dân trên địa bàn xã nhưng cũng là cây khó tính, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc thật tỉ mỉ.. Địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình khảo nghiệm để đánh giá trong ba năm liên tục tính phù hợp về khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng của cây vải đối với địa bàn xã” |