• Tìm chúng tôi trên

Xã Phú Xuân huyện Krông năng, nuôi hươu lấy nhung, điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

23/05/2016 08:31:03 GMT+7

Xã Phú Xuân là xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Krông Năng, kinh tế của xã chủ yếu là kinh tế nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng: cà phê; hồ tiêu; điều và cây lương thực trong đó cây cà phê là cây chủ lực. Trong những năm gần đây, ngoài tập trung vào các đối tượng chủ lực của đia phương, con hươu đã được bà con trong xã lựa chọn như là một đối tượng có tiềm năng kinh tế mới.

Xã Phú Xuân là xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Krông Năng, kinh tế của xã chủ yếu là kinh tế nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng: cà phê; hồ tiêu; điều và cây lương thực trong đó cây cà phê là cây chủ lực. Trong những năm gần đây, ngoài tập trung vào các đối tượng chủ lực của đia phương, con hươu đã được bà con trong xã lựa chọn như là một đối tượng có tiềm năng kinh tế mới. 

 Phong trào nuôi hươu sao lấy nhung  được xuất phát từ tập quán chăn nuôi của bà con quê gốc Nghệ An, Hà tĩnh. Sau khi di cư vào sinh sống tại đây đã mang theo tập quán chăn nuôi quen thuộc vào vùng đất này .

Năm 2015, từ nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp huyện Krông Năng đã triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình  và cho đến nay toàn xã  đã có gần 100 con hươu. Người nổi bật trong phong trào này là ông Bùi Duy Hòe, ở thôn 5, xã Phú Xuân đã chia sẻ: “Trước đây gia đình chỉ trồng cà phê, thấy nguồn thức ăn tự nhiên tại địa phương nhiều nhưng bị bỏ phí, hằng năm phải mất công sức diệt cỏ gây ô nhiễm môi trường nên năm 2009, trong một chuyến về thăm quê Nghệ An ông đã mua cặp hươu sao với giá 25 triệu đồng về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt nên từ một cặp giống đến nay gia đình đã có 7 con, trong đó có 1 hươu cái, mỗi năm sinh 1 lần, còn 7 con hươu đực mỗi năm, mỗi con cho ra 1,5 cặp nhung, thu về gần 300 triệu đồng.

Hươu là loài động vật có thể chăn thả tự do, bán chăn thả hay nuôi nhốt. Tuy nhiên nuôi nhốt thì sẽ hạn chế được yếu tố thời tiết, dễ chăm sóc và theo dõi tốt hơn. Việc đầu tư chuồng trại để nuôi hươu không tốn nhiều diện tích đất và vật liệu xây dựng, Chi phí thức ăn cũng ít tốn kém bởi hươu là động vật ăn cỏ gồm các loại lá chuối,  xoan,  mít, các loại rau củ,… Đặc biệt có thể sử dụng các cây đậu, ngô phơi khô, những phế phẩm nông nghiệp sẵn có để làm thức ăn dự trữ cho hươu trong mùa đông. Ông Hòe cho biết thêm: “Vào mùa đông cần chăm sóc hươu cẩn thận, che kín chuồng trại, giữ ấm, bảo đảm dinh dưỡng, riêng những ngày hươu cho lộc, hươu mẹ mang thai, cho con bú cho ăn thêm cám bắp, gạo… thì nhung hươu sẽ mọc nhanh hơn.

Phong trào nuôi hươu đang được bà con nông dân trong xã Phú Xuân tích cực hưởng ứng và chính quyền địa phương ủng hộ chủ trương. Tuy nhiên còn một số hộ gia đình muốn tiếp cận với đối tượng nuôi mới này nhưng còn gặp khó khăn về yếu tố kỹ thuật, chăm sóc và đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu, nên cần có sự quan tâm hơn nữa của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương để bà con có thể tiếp cận gần hơn với mô hình và cần hơn hết sự quan tâm có đồng bộ của chính quyền địa phương để có sự thống nhất trong tổ chức, thực hiện để hoạt động nuôi hươu lấy nhung trở thành một hoạt động sản xuất  mang tính chất hàng hóa.

Chuồng nuôi hươu của ông Bùi Duy Hòe, thôn 5, xã Phú Xuân, Huyện Krông Năng

Có thể nói phong trào nuôi hươu sao lấy nhung thật sự là một “điểm sáng” trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng mở ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã Phú Xuân.Hoàng Liên 

TIN NỔI BẬT

  • LÀNG SỐLÀNG SỐ

    Công cuộc chuyển đổi số quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông; sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đã và đang tiến về phía trước. Nhưng chuyển đổi số quốc gia cần nhanh hơn nữa, tổng thể hơn nữa,toàn diện hơn nữa và không để ai ở lại phía sau.

  • Mô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũMô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũ

  • Đắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnhĐắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

    Sáng 7/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” và Cuộc thi tìm hiểu “120 năm lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk”.

  • Chi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viênChi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

    Chiều ngày 04/05/2024, tại văn phòng Trung tâm, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Châu Văn Khôi, hiện đang là viên chức thuộc Trung tâm.

  • CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

    Ngày 04 tháng 5 năm 2024, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Ban hành Công văn só:1588/SNN-VPVề việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

  • Câu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tậpCâu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tập

    Thật vui khi cảm nhận được công tác khuyến nông gần đây có nhiều hoạt động năng động, mới mẻ. Khuyến nông nhà nước đã hợp tác với khuyến nông doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp đến với bà con nông dân. Lực lượng khuyến nông cộng đồng được các địa phương quan tâm ủng hộ. Khuyến nông viên có mặt trên từng thửa ruộng, mảnh vườn, bờ ao, chuồng trại. Sự năng động của khuyến nông đã góp phần to lớn vào sự chuyển mình nông nghiệp nước nhà.