• Tìm chúng tôi trên

Thả cá bổ sung nguồn lợi góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững

29/10/2021 16:51:00 GMT+7

Tỉnh Đăk Lăk hiện có khoảng 42.000 ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có khoảng 441 hồ chứa tự nhiên và nhân tạo và 550 công trình thủy lợi, thủy điện, với tổng diện tích mặt thoáng khoảng 8.930 ha. Bên cạnh đó, trong các thủy vực có tới trên 200 loài cá phân bố đặc biệt có hơn 20 loài có giá trị kinh tế nằm trong sách đỏ Việt Nam như (Cá Mõm Trâu, Cá Thát Lát, Lăng đuôi đỏ,…). Tuy nhiên các loài thủy sản sống trong tự nhiên trên các hệ thống sông, hồ, kênh mương, ruộng trũng,… lại đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và sản lượng do các hoạt động khai thác, đánh bắt thuỷ sản bằng kích điện, sử dụng lưới kích cỡ không đúng quy định.

TIỀM NĂNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÂY VẢI THIỀU CHÍN SỚM TẠI ĐẮK LẮK

27/10/2021 08:24:00 GMT+7

Cây vải thiều được đưa vào sản xuất tại Đắk Lắk đã hơn 15 năm, diện tích vải Đắk Lắk hiện tại là 1.313 ha, tăng hơn 5 lần so với năm 2015, chiếm 3,6% so với tổng diện tích cây ăn quả Đắk Lắk (36.300 ha). Phần lớn diện tích vải tập trung nhiều ở Ea Kar, M’Đrăk, Krông Păc, Krông Ana, TX.Buôn Hồ, Krông Năng… Năng suất bình quân 10 tấn/ha, sản lượng năm 2020 là 6.253 tấn (nguồn NGTK tỉnh).

Hội nghị trực tuyến về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại

11/10/2021 08:13:00 GMT+7

Sáng ngày 28/9/2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Y tế đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021, góp ý Dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030 và Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Dại”. Tham dự và đồng chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022

25/09/2021 15:03:00 GMT+7

Ngày 17/9/2021 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức “Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022”. Tham dự và đồng chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y.

Sầu riêng giảm giá nhưng vẫn là Cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

09/09/2021 16:36:00 GMT+7

Đắk Lắk là một trong những địa phương có điều kiện về tự nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, trong đó phần lớn là sầu riêng. Với diện tích ước tính hàng chục nghìn hecta, cùng chất lượng và năng suất cao, những năm qua, sản phẩm sầu riêng đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người sản xuất và đã có nhiều nông dân trở thành tỷ phú từ sản xuất sầu riêng tại Đắk Lắk. Vụ sầu riêng năm 2021, sản phẩm sầu riêng tại địa phương giá bán có giảm hơn (do dịch bệnh covid-19) so với những năm trước đây, nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập giá trị cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng chủ lực khác. Hiện tại giá sầu riêng tăng nhanh, nhưng sản phẩm tại vườn hầu hết đã được tiểu thương chốt giá từ trước.

ĐẮK LẮK: NHÌN THẲNG VÀO TỒN TẠI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

22/07/2021 09:54:00 GMT+7

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi vẫn còn xảy ra, một số nông sản có giá bán xuống rất thấp, tiêu thụ hết sức khó khăn,… nhưng Sở Nông nghiệp và PTNT đã bám sát, tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì phát triển và đạt kết quả tốt. Đấy là một nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

SỬ DỤNG PHÂN KHOÁNG NANO PLANTAGREENPOWER TRÊN VƯỜN ĐIỀU KINH DOANH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

22/07/2021 09:38:00 GMT+7

Để giúp cho nông dân nhận biết và lựa chọn phù hợp sản phẩm phân bón qua lá sử dụng hiệu quả trên mỗi loại cây trồng. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông - Giống cây trồng vật nuôi và Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ sinh học TENABIO Việt Đức xây dựng mô hình trình diễn phân khoáng Nano Plantagreenpower trên cây Điều kinh doanh tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk với quy mô 20.000m2 với 2 hộ tham gia mô hình

Đằng sau hàng trăm tấn rau quả hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh là những bộn bề lo lắng của nhóm thiện nguyện Rau 47

22/07/2021 08:58:00 GMT+7

Cho đến hôm nay, sau gần 10 ngày, kể từ khi phát động phong trào “Chung tay hỗ trợ rau, quả, nhu yếu phẩm thương tặng thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm Rau 47, do chị Nguyễn Thi Thái Thanh tại 47 Dương Vân Nga, thành phố Buôn Ma Thuột khởi xướng, điều hành, đã quyên góp được hơn 100 tấn hàng rau quả, nhu yếu phẩm hỗ trợ cấp thiết cho bà con khó khăn, đang bị phong tỏa do dịch Covid - 19 tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Đây là một sự nổ lực rất lớn của nhóm Rau 47 cùng sự liên kết chặt chẽ của tập thể, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài địa phương, qua sự điều hành tài tình của chị Nguyễn Thị Thái Thanh, nhóm trưởng đồng thời là chủ cơ sở Rau 47.

Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả.

28/06/2021 08:44:00 GMT+7

Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, sản lượng và diện tích nuôi đã tăng lên nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, ngành thủy sản địa phương cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự biến đổi khí hậu: nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ít, mùa mưa rút ngắn, mùa khô kéo dài... đã phần nào ảnh hưởng đến năng suất nuôi và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản. Nhằm phát hiện đánh giá nhanh diễn biến xấu về môi trường, Chi cục Thủy sản tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ hằng năm...

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

22/06/2021 10:16:00 GMT+7

Đến năm 2030, chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

TIN NỔI BẬT