Hội nghị về các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong ngành ca cao ở vùng Tây Nguyên
Cập nhật lúc: 21/04/2025
Cập nhật lúc: 21/04/2025
Ngày 18 tháng 4 năm 2025, tại Thành phố Buôn Ma Thuột Hội nghị chuyên đề về các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao do tổ chức Helvetas Việt Nam và Trung tâm Phát triển cộng đồng – CDC tổ chức.
Toàn cảnh chương trình hội nghị
Để thúc đẩy phát triển “Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao”: Từ hạt ca cao đến thanh socola”, trong giai đoạn 2022 – 2026; Ngày 18 tháng 4 năm 2025, tại Thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội nghị chuyên đề về các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao do tổ chức Helvetas Việt Nam và Trung tâm Phát triển cộng đồng (CDC) tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên: tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông; đại diện UBND các huyện, Trường Đại học Hà Tỉnh, các viện, Sở ban ngành, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk, Chi cục BVTV, Hợp tác xã Ca cao và Doanh nghiệp sản xuất ca cao trong nước
Mục tiêu của Hội nghị là thúc đẩy sản xuất kinh tế tuần hoàn trong ngành nông nghiệp nói riêng và chính sách nông nghiệp của Việt Nam nói chung, hướng tới tăng trưởng kinh tế công bằng và giảm thiểu tác hại đến môi trường. Trong đó, tập trung chuyển đổi phân ngành ca cao/socola sang phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn tại các khâu quan trọng trong vòng đời sản phẩm và nhân rộng phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn sang các phân ngành nông nghiệp thực phẩm khác.
Hiện nay, tổng diện tích trồng ca cao của Việt Nam năm 2024 đạt 3.4071 ha, tổng sản lượng ca cao nguyên liệu của Việt Nam đạt 4.789 tấn/năm. Tây Nguyên là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ca cao, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng chiếm 48% tổng diện tích. Cao cao là cây trồng lâu năm, việc phát triển cây ca cao trong thời gian qua còn thiếu ổn định, nhiều diện tích ca cao bị thay thế bởi các cây trồng khác tại các vùng. Tuy nhiên, ngành ca cao tại khu vực vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về vấn đề môi trường và lãng phí trong chuỗi sản xuất, cụ thể phụ phẩm từ chế biến ca cao (vỏ, bã ca cao...) chưa được tận dụng trong việc tối ưu hóa chuỗi giá trị sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế nên việc phát triển bền vững và tuần hoàn tài nguyên trong sản xuất cây ca cao là rất cần thiết.
Tại hội nghị, các vấn đề tồn tại như: đất trồng, giống, biện pháp kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ và tổ chức liên kết sản xuất… Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ một số giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành ca cao. Đó là, canh tác ca cao cần xác định tổ hợp cây trồng thích hợp để tạo thành lợi thế của cả hệ thống sinh thái cây trồng bao gồm cây che phủ, cây che bóng, chắn gió, cây che bóng cho cây ca cao là bắt buộc. Bên cạnh đó, cần có những chính sách phát triển của Bộ Nông nghiệp và Môi trường dành riêng cho cây ca cao để khai thác lợi thế của cây ca cao Việt Nam…
Tham quan vườn cung ứng cây giống ca cao
Sau hội nghị Trung tâm Phát triển cộng đồng – CDC tổ chức buổi tham quan học tập thực tế mô hình sản xuất vườn ươm giống ca cao tại Công ty TNHH Nông nghiệp Nhất Thống Đắk Lắk, địa chỉ thôn 8, xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ nhằm thúc đầy phát triển sản xuất ca cao bền vững trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên./.
Y Lý Hwing