NGUYÊN NHÂN CÂY BƠ CHẾT HAY CHẬM PHÁT TRIỂN SAU TRỒNG
Cập nhật lúc: 09/04/2018
Cập nhật lúc: 09/04/2018
Trong vài năm gần đây, người dân vùng Tây nguyên khá quan tâm phát triển cây bơ, đặc biệt là giống bơ trái vụ, nghịch mùa, bơ tứ quý, bơ booth 7,...Tuy nhiên để sở hữu được vựa bơ có sản lượng cao, giá trị kinh tế lớn thì điều kiện sống còn là phải chọn được giống tốt, sau đó là có quy trình chăm bón phù hợp, nhưng đa số bà con nông dân thường sử dụng biện pháp trồng bơ giống như các loại cây truyền thống như cà phê, cao su, tiêu,...
Trong vài năm gần đây, người dân vùng Tây nguyên khá quan tâm phát triển cây bơ, đặc biệt là giống bơ trái vụ, nghịch mùa, bơ tứ quý, bơ booth 7,...Tuy nhiên để sở hữu được vựa bơ có sản lượng cao, giá trị kinh tế lớn thì điều kiện sống còn là phải chọn được giống tốt, sau đó là có quy trình chăm bón phù hợp, nhưng đa số bà con nông dân thường sử dụng biện pháp trồng bơ giống như các loại cây truyền thống như cà phê, cao su, tiêu,... dẫn đến tỷ lệ cây con sau trồng bị chết do rất nhiều nguyên nhân, từ môi trường (đất trồng, nước, ánh sáng), cách trồng và điều kiện chăm sóc, sau đây là 10 nguyên nhân thường gặp:
1. Giống bơ ghép chưa đủ quy cách, tiêu chuẩn xuất vườn.
2. Cách trồng không cắt đáy và rút bịch mà xé từ trên xuống, bầu đất bị vỡ làm động rể, cây bơ có thể không chết nhưng chậm phát.
3. Hố đào không đủ sâu (80cm) để bộ rể phát triển.
4. Trong 2 năm đầu, cây bơ giống ghép thiếu nước hoặc dư nước đều kém phát triển, cụ thể:
4.1. Nước mưa tràn vào hố hơn 04 giờ; Cây bơ bị úng nước, đất thoát nước kém; Trồng quá trũng sâu >20cm.
4.2. Trồng bơ vào cuối mùa mưa trong khi bộ rễ chưa phát triển thì cây bị nắng rọi trực tiếp sang mùa khô.
4.2. Tưới đẫm, sau đó để nền đất khô nứt dẫn đến đứt rễ con mới phát triển.
5. Cây thiếu dinh dưỡng (không bón lót; Phân chưa hoai; hữu cơ vi sinh thường có dinh dưỡng thấp) hoặc các loại cây trồng xen cạnh tranh dinh dưỡng và phát triển rể vào hố bơ.
6. Ném phân bón tiếp xúc trực tiếp với gốc cây con, gây loét, lở gốc.
7. Tủ gốc không đúng cách, không chừa quanh cổ rể 10-15cm, tạo ẩm gây thối, loét cổ rể
8. Không phòng trị rệp, mối, côn trùng hại rể giai đọan cây con hoặc do một số bệnh hại khác xâm nhập nhưng chưa gây chết.
9. Trồng giữa 4 cây cà phê, cây bơ bị cạnh tranh dinh dưỡng, thiếu nắng, ẩm rợp, dễ bệnh, tỷ lệ chết cao. Nếu bơ không chết, sẽ vướng kéo bạc và kéo ống ở vườn cà phê, 4 cây cà phê chăm sóc bằng 5 cây nhưng chỉ thu bằng 2 cây.
10. Cây bơ bị gió lây động thường xuyên, cắm que không đúng cách hoặc không cắm que.
* Một số khác biệt cơ bản về cách trồng và chăm sóc cây bơ với cây cà phê
- Cây bơ có bịch đất lớn nên cách đào hố sâu, nhưng không trồng sâu như cà phê
- Rạch đáy bầu và cắt rể để trồng không thể xé bịch từ trên xuống.
- Vỏ thân cây bơ màu xanh, mọng nước rất mẫn cảm với bệnh và ánh nắng trực tiếp.
- Nứt thân, xì mũ là bệnh nguy hiểm (do Phytopthora), người trồng cà phê không quen.
- Lá bơ héo do thiếu nước thì không có khả năng phục hồi như cà phê cần tưới nhiều lần nhưng ít nước. Cây bơ nhỏ không chịu ngập gốc trong 4 giờ và đất ẩm ướt từ 24 giờ.
- Trồng bơ cần cắm que giữ thân thẳng trong 1 năm và cắt dây ghép sau trồng
Do đó việc trồng và chăm cây bơ ghép trong 1 -2 năm đầu áp dụng như cây cà phê sẽ làm cây bơ chậm phát triển hoặc tỷ lệ chết cây con khá cao. Ngược lại, việc đầu tư chăm sóc khi cây bơ đã ổn định bộ rể sau năm thứ 3 thì thấp hơn khá nhiều so với cà phê và các cây khác.
Trà My - TTKN