Kết quả triển khai Đề án phát triển ca cao thực hiện Nghị Quyết 40/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 tại huyện Buôn Đôn
Cập nhật lúc: 10/11/2015
Cập nhật lúc: 10/11/2015
Thực hiện Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh và kế hoạch số 1578/KH-UBND ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây ca cao, được sự hỗ trợ vật tư, kinh phí của Trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk. Năm 2013, Trạm khuyến nông huyện Buôn Đôn triển khai thực hiện mô hình về trồng và thâm canh cây ca cao ghép xen vườn điều với diện tích 6,6 ha tại 2 xã Tân Hòa và Krông Na. Đến năm 2015, Trạm khuyến nông tiếp tục thực hiện mô hình tương tự tại 2 xã Krông Na và Ea Nuôl với diện tích là 20 ha gồm 24 hộ nông dân tham gia.
Kết quả triển khai Đề án phát triển ca cao thực hiện
Nghị Quyết 40/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011
tại huyện Buôn Đôn
Thực hiện Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh và kế hoạch số 1578/KH-UBND ngày 28 tháng 03 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phát triển cây ca cao, được sự hỗ trợ vật tư, kinh phí của Trung tâm khuyến nông tỉnh Đăk Lăk. Năm 2013, Trạm khuyến nông huyện Buôn Đôn triển khai thực hiện mô hình về trồng và thâm canh cây ca cao ghép xen vườn điều với diện tích 6,6 ha tại 2 xã Tân Hòa và Krông Na. Đến năm 2015, Trạm khuyến nông tiếp tục thực hiện mô hình tương tự tại 2 xã Krông Na và Ea Nuôl với diện tích là 20 ha gồm 24 hộ nông dân tham gia.
Vườn ca cao ghép dưới tán điều (năm thứ 1) tại buôn Ea Mar, xã Krông Na.
Để việc thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Trạm khuyến nông huyện đã tiến hành triển khai các hoạt động như mua giống, vật tư, phân bón,…dựa trên nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông, đồng thời xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia. Đa số các hộ đều đánh giá cao kết quả mà mô hình đem lại: Vườn ca cao ghép dưới tán điều năm thứ 3 sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, chiều cao cây trung bình đạt 1.5m, có 3 cành cấp 1 và nhiều cành cấp 2-3, tỉ lệ ra hoa đạt 98%, tỉ lệ đậu quả đạt 90%, năng suất đạt 300kg hạt khô/ha; vườn ca cao ghép dưới tán điều năm thứ nhất phát triển đồng đều, không có sâu bệnh hại, tỉ lệ cây sống đạt trên 98%, chiều cao cây đạt 80cm, đường kính thân đạt 1cm.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn khi thực hiện mô hình. Ca cao là cây trồng còn mới với nhiều hộ nông dân, tập quán canh tác, trình độ, sự hiểu biết cũng như việc nắm bắt thông tin, khả năng ứng dụng KH-KT còn hạn chế. Mặt khác, đại đa số hộ nông dân còn gặp khó khăn để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng do thiếu vốn, giá các loại vật tư, phân bón, thuốc BVTV ngày càng tăng cao. Không những thế, thời tiết, khí hậu năm 2015 diễn biến bất lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng nói chung và ca cao nói riêng, khô hạn kéo dài, mưa không đồng đều khiến nông dân thiếu hụt nguồn nước tưới, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây ca cao.
Phát triển cây ca cao bền vững nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng cũ, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân từ việc trồng và thâm canh ca cao ghép xen vườn điều. Qua thực hiện mô hình tại địa bàn các xã Krông Na, Tân Hòa và Ea Nuôl đã mang lại những hiệu quả nhất định, bà con nông dân tham gia đều nhiệt tình hưởng ứng, tiếp nhận cũng như tuyên truyền và phổ biến cho những hộ khác nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.
Vườn ca cao ghép dưới tán điều (năm thứ 3) tại buôn Ea Mar, xã Krông Na.
Dự kiến Trạm khuyến nông huyện sẽ mở rộng diện tích trồng ca cao trên địa bàn 2 xã Ea Nuôl và xã Krông Na đạt khoảng 300 ha, trong đó có 50% diện tích ca cao kinh doanh, năng suất bình quân đạt 1,2 tấn/ha, sản lượng hạt khô đạt 300 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 0,5 triệu USD. Những kết quả mà mô hình mang lại sẽ góp phần hoàn thành đề án Phát triển cây ca cao theo Nghị quyết 40/2011/NQ-HĐND tại huyện Buôn Đôn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, đem lại giá trị cũng như thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân tại địa phương.
Tin,ảnh: Nam Huy