• Tìm chúng tôi trên

Phòng bệnh cho gà con

07/01/2014 14:13:15 GMT+7

Gà con mới nở nên cho uống loại vacxin nào tốt nhất, và cách uống và thời gian cho uống như thế nào? và xin cho hỏi thêm gà bị chứng bệnh sưng cặp mắt lên từ từ ủ rũ vài ngày rồi chết, xin tư vấn cách phòng và trị bệnh này dùm ạ

Hỏi: Gà con mới nở nên cho uống loại vacxin nào tốt nhất, và cách uống và thời gian cho uống như thế nào? và xin cho hỏi thêm gà bị chứng bệnh sưng cặp mắt lên từ từ ủ rũ vài ngày rồi chết, xin tư vấn cách phòng và trị bệnh này dùm ạ - sang < tosang79@yahoo.com.vn >

Trả lời: Bạn không nói rõ gà con mới nở là do gà mẹ ấp nở hay bạn mua gà một ngày tuổi về nuôi, chúng tôi xin trao đổi với bạn một số thông tin để bạn tham khảo thêm:

Để phòng bệnh cho gà con mới nở, bạn cần thực hiện tốt quy trình úm gà con đến 4 tuần tuổi, trong đó có quy trình phòng bệnh cho gà bằng vắc xin.

Sử dụng Vắc xin đối với đàn gà có quy mô nhỏ người ta thường áp dụng các phương pháp nhỏ giọt có hiệu quả cao hơn phương pháp cho uống hoặc phun sương (thường chỉ áp dụng đối với các đàn gà có quy mô lớn).

Mỗi lọai vắc xin chỉ phòng một bệnh cụ thể, nên không thể sử dụng một loại vắc xin để phòng bệnh chung các bệnh cho đàn gà, thường người ta sử dụng nhiều loại vắc xin theo một lịch cụ thể để phòng bệnh. Tùy theo từng đối tượng nuôi cụ thể người ta áp dụng lịch phòng vắc xin khác nhau, Bạn có thể thể tham khảo lịch phòng vắc xin cho gà thịt thả vườn lông mầu (gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, ...) sau:

- 3 ngày tuổi nhỏ ND hệ 2: Lasota

- 7 ngày tuổi chủng đậu

- 10 ngày tuổi nhỏ IBD (bệnh Gumboro)

- 21 ngày tuổi nhỏ ND hệ 2: Lasota.

- 30 ngày tuổi tiêm tụ huyết trùng (thường ít sử dụng, có thể phòng bằng thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu bệnh)

- 2 tháng tuổi tiêm ND hệ 1.

Chú thích:  - ND: bệnh Newcastle, hiện nay cũng có vắc xin phòng hỗn hợp 2 bệnh ND và IBD

Ngoài ra bạn cũng cần sử dụng các lọai vitamin và kháng sinh chống sốk vận chuyển, phòng các bệnh đường ruột, CRD và sử dụng các lọai thuốc phòng bệnh cầu trùng cho gà con.

Về bệnh gà bạn mô tả sưng mắt và ủ rủ sau vài ngày chết, chưa cụ thể, bạn có thể tham khảo bệnh đậu gà như sau:

a) Nguyên nhân

Bệnh đậu gà do virus poxvirus.  Gà ta, gà tây, gà lôi, chim bồ câu đều có thể nhiễm bệnh với các chủng virus đậu.

Lây truyền do gà mang mầm bệnh truyền cho gà khoẻ trong trại, lây qua các vết thương trực tiếp, những con vật hút máu như muỗi, mòng, ruồi có thể truyền lây từ con bệnh tới con khoẻ hoặc mang virus tới các chuồng trại ở gần.

b) Triệu chứng bệnh tích

Tổ chức bệnh có thể hiện ra bên ngoài (chủ yếu ở phần đầu, các mụm nước ở mắt có thể làm sưng mắt) hay bên trong (đậu ướt) trong miệng. Có thể thấy mụn đậu ở chỗ khác (da của đùi).

Ở gà con trên niêm mạc hầu, họng, xuất hiện lớp màng giả khó bóc màu vàng nhạt hoặc trắng.

Nếu gà chỉ bị đậu bên ngoài, gà ít chết, tỷ lệ chết khoảng 1 - 2%, thường chỉ gây tổn thương nhẹ ở đầu, tỷ lệ chết cao khi chuyển thể đậu ướt.

c) Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh bằng vaccin đậu gà:

- Gà thịt chủng đậu 1 lần vào lúc gà 7-15 ngày tuổi

- Gà đẻ sau 3-4 tháng chủng lại lần 2.  Gà mẹ phải tiêm vaccin dầu.

* Trị bệnh: dùng Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2% bôi lên mụn đậu.  Nếu mụn đậu quá to thì dùng dao sắc gọt cắt sau đó bôi thuốc.

Có thể dùng kháng sinh hổ trợ như Genta-costrim, Costrim để chống nhiễm trùng cho gà

Dùng Chlotetradexa để bôi vết thương.

Bạn cũng cần chú ý cùng với bệnh đậu gà có thể mắc các bệnh về đường ruột, cầu trùng làm gà ủ rủ và chết nhanh, bạn cần kiểm tra phân gà để xác định và có biện pháp phòng trị phù hợp. Chúc bạn thành công

TIN NỔI BẬT

  • LÀNG SỐLÀNG SỐ

    Công cuộc chuyển đổi số quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông; sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đã và đang tiến về phía trước. Nhưng chuyển đổi số quốc gia cần nhanh hơn nữa, tổng thể hơn nữa,toàn diện hơn nữa và không để ai ở lại phía sau.

  • Mô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũMô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũ

  • Đắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnhĐắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

    Sáng 7/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” và Cuộc thi tìm hiểu “120 năm lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk”.

  • Chi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viênChi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

    Chiều ngày 04/05/2024, tại văn phòng Trung tâm, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Châu Văn Khôi, hiện đang là viên chức thuộc Trung tâm.

  • CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

    Ngày 04 tháng 5 năm 2024, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Ban hành Công văn só:1588/SNN-VPVề việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

  • Câu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tậpCâu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tập

    Thật vui khi cảm nhận được công tác khuyến nông gần đây có nhiều hoạt động năng động, mới mẻ. Khuyến nông nhà nước đã hợp tác với khuyến nông doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp đến với bà con nông dân. Lực lượng khuyến nông cộng đồng được các địa phương quan tâm ủng hộ. Khuyến nông viên có mặt trên từng thửa ruộng, mảnh vườn, bờ ao, chuồng trại. Sự năng động của khuyến nông đã góp phần to lớn vào sự chuyển mình nông nghiệp nước nhà.