BÀI HỌC TỪ THỰC TẾ: LÀM LÚA CẠN
Cập nhật lúc: 25/10/2016
Cập nhật lúc: 25/10/2016
Sản xuất lương thực không chỉ là gieo trồng lúa trên ruộng nước mà còn có thể gieo trồng lúa trên ruộng cạn. Ngoài những giống lúa cạn truyền thống - thường gọi là lúa nương - hiện nay còn có một số giống lúa trồng cạn mới cho năng suất cao đang được phổ biến đến bà con nông dân sản xuất.
BÀI HỌC TỪ THỰC TẾ: LÀM LÚA CẠN
Sản xuất lương thực không chỉ là gieo trồng lúa trên ruộng nước mà còn có thể gieo trồng lúa trên ruộng cạn. Ngoài những giống lúa cạn truyền thống - thường gọi là lúa nương - hiện nay còn có một số giống lúa trồng cạn mới cho năng suất cao đang được phổ biến đến bà con nông dân sản xuất.
Vụ Hè thu năm 2016 vừa qua, một số hộ nông dân xã Cư K’roa và xã Cư M’ta huyện M’Drăk đã áp dụng gieo trồng lúa cạn trên những chân đất lâu nay thường canh tác cây hoa màu ngắn ngày. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức khoa học gieo trồng lúa cạn, nhiều hộ còn nhầm tưởng giống lúa cạn mới hiện nay và giống lúa nương của đồng bào Ê Đê trước đây là một nên áp dụng sai quy trình kỹ thuật dẫn đến năng suất chưa đạt yêu cầu.
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì được biết trong canh tác lúa cạn đa số hộ dân rất khó kiểm soát cỏ dại; và một số hộ khi gieo hạt giống lấp đất quá sâu dẫn đến cây lúa nảy mầm yếu, phát triền kém. Một số hộ gieo sạ không đều nhưng để cho cây lúa già (khoảng trên 10 ngày tuổi) mới tiến hành nhổ dặm làm cây lúa dặm trở nên đỏ, vàng dẫn đến sinh trưởng của ruộng lúa không đồng đều và còn gây ra sự khó chịu cho người dân lúc thu hoạch vì bông lúa không chín cùng một lúc. Số hộ nữa gieo hạt giống trên đất đồi pha cát, không có nguồn nước tưới, hơn 1 tháng sau khi gieo mới có mưa nhưng lượng mưa lại ít làm cho cây lúa khi phát triển bị ảnh hưởng rất lớn. v.v…
(Lúa cạn ở xã Cư K’roa)
Khi canh tác lúa cạn bà con nên lưu ý một số điểm sau:
+ Thời vụ gieo trồng: Lúa cạn có thời gian sinh trưởng từ 110 ngày – 120 ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng trồng. Lúa sinh trưởng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước trời nên thời vụ từ khi gieo cho đến khi thu hoạch phải bố trí trong mùa mưa.
- Chuẩn bị đất: Cày phơi ải đất trước khi gieo trồng càng lâu càng tốt. Trước khi gieo tiến hành bừa kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật trên ruộng.
- Gieo hạt: Nên gieo theo hàng. Dùng cày hoặc máy rạch hàng trên ruộng, hàng cách hàng 25 cm. Ruộng đất dốc rạch hàng theo đường đồng mức. Bón lót phân hữu cơ, phân lân và rải thuốc xử lý để chống côn trùng ăn hạt và mầm hạt.
Hạt giống gieo trong rạch theo khóm, mỗi khóm 5 – 6 hạt. Khóm cách nhau 20 cm. Gieo xong lấp một lớp đất mỏng khoảng từ 2 - 3 cm
Phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (Dual) sau khi gieo 1-3 ngày, Khi phun thuốc đất phải đủ độ ẩm (nước mưa hoặc tưới).
- Tỉa dặm: Nếu phải tỉa dặm thì phải dặm ngay từ giai đoạn mạ còn non (dưới 10 ngày tuổi) và nên dùng dao bứng bụi nhằm hạn chế tối đa việc đứt rễ.
- Bón phân: Bón phân 3 lần vào thời điểm khi lúa được 15, 35 và 50 ngày tuổi.
Lúa cạn là giống cao sản được chọn tạo không phải giống lúa nương đã từng được người đồng bào Ê Đê canh tác nên trong quá trình gieo trồng phải chú ý đến quy trình chăm sóc thì cây lúa mới phát triển tốt và cho năng suất cao.
Ngô Châu - Nguyễn Phượng