Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Đăk Lăk Xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hộ chứa
Cập nhật lúc: 04/01/2022
Cập nhật lúc: 04/01/2022
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ, là tỉnh lớn nhất về diện tích cũng như về tiềm năng mặt nước NTTS ở tây nguyên.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, lượng mưa hàng năm giảm, mùa khô hạn kéo dài, lượng nước ngầm sử dụng lớn nên rất nhiều ao hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản bị thiếu nước một vài tháng trong năm, việc nuôi các loài cá kinh tế có thời gian nuôi dài trên 10 tháng hoặc nuôi lưu cá qua mùa khô nhìn chung gặp nhiều khó khăn.
Cùng với tiềm năng về diện tích mặt nước lớn, Đắk Lăk cũng có tiềm năng nuôi cá lồng bè: Toàn tỉnh có 550 công trình thủy lợi lớn và vừa; về trữ lượng nước và chất lượng đã đáp ứng cơ bản cho tưới tiêu và sinh hoạt. Trong đó có khoảng 441 hồ chứa tự nhiên và nhân tạo, với tổng diện tích mặt thoáng khoảng 8.930 ha dung tích chứa khoảng 421 triệu m3 nước/năm; có 63 đập dâng.
Trong những năm gần đây một số nơi trên địa bàn tỉnh bắt đầu phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa, Để chuyển giao, hướng dẫn nuôi cá lồng bè cho nông dân sinh sống ở khu vực xung quanh hồ đập và lưu vực sông suối, từ năm 2019, Đắk Lắk được sự quan tâm của Trung tâm Khuyền nông quốc gia đã tham gia Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” do Trung tâm Khuyến nông Quãng nam chủ trì với 2 đối tượng thủy đặc sản là cá lăng đuôi đỏ, cá thát lát, cùng với các mô hình Khuyến ngư nuôi cá lồng bè cá rô phi, cá nheo Mỹ
Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông-GCT,VN&TS tỉnh đã phối hợp Trạm Khuyến nông huyện nơi tổ chức xây dựng mô hình để triển khai các lớp tập huấn trước khi triển khai, tổ chức được 3 lớp tại Ea Súp, Krông Pắk, Cư Kuin. Nội dung tập huấn tập trung vào “Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm (cá lăng nha) thương phẩm trong lồng bè trên sông, hồ chứa và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” cho các hộ nông dân tham bgia mô hình và bà con sinh sống xung quanh hồ đập có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.
Năm 2019, 2021: mô hình nuôi cá thát lát cườm. Ở Đắk Lắk, Thát lát trắng với sản phẩm chả cá thát lát là đặc sản, tuy nhiên hiện nay nguồn cá thát lát trắng ngày càng cạn kiệt, giải pháp phát triển nuôi cá thát lát cườm là đối tượng có khả năng tăng trọng nhanh, hiệu quả nuôi cao là một nhu cầu của người dân địa phương.
Năm 2020: Mô hình nuôi cá lăng nha, ỡ Đắk Lắk cá lăng đuôi đỏ là sản phẩm đặc hữu của sông Sêrêpốk, có giá bán cao.
Các hộ nông dân được chọn là hộ gia đình nuôi trồng thủy sản, có kinh nghiệm trong nuôi cá lồng bè. Có địa điểm thực hiện mô hình phù hợp với nội dung và quy trình kỹ thuật của mô hình.
Mô hình năm 2019: Triển khai tại hồ Ea Sup hạ, thôn 7, xã CưMlan, huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk, với 2 hộ nông dân tham gia: Ông Đặng Văn Tình, Đặng Văn Tý
Mô hình năm 2020: Triển khai Hồ Ngọc Toan tại Thôn 4 - xã Krông Buk - Huyện Krông Pach, Trương Bá Thanh Buôn EaDrai – Xã Tân Tiến – Huyện Krông Pach
Mô hình năm 2021: triển khai thực hiện tại xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, với 2 hộ nông dân tham gia: Ông Lê Xuân Cường và ông Trần Văn Giới đều cư trú tại Buôn Ea Kmar xã Ea Bhốk huyện Cư Kuin – Đắk Lắk.
Mô hình tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Quy mô: 200 m3/mô hình/năm, tổng số hộ tham gia mô hình: 6 hộ, trong đó có một hộ nuôi lồng trên sông: Ông Đặng Văn Tý, hai hộ lần đầu tiên nuôi cá lồng: Ông Đặng Văn Tý, Trương Bá Thanh
Các hộ có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, gắn bó với lồng bè, có tính chuyên nghiệp, đánh bắt hoặc tận dụng nguồn cá tạp, giá trị thấp để giảm chi phí đầu tư, cá giống được thả lớn hơn nuôi ao, cá giống khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ
Để tăng tỷ lệ nuôi sống, tháng đầu: cho ăn cám cá giống 40% độ đạm cho ăn ngày 4 lần, từ tháng thứ 2 trở đi cho ăn cám có hàm lượng đạm ≥ 35%, giảm dần xuống 25% theo độ lớn của cá, trộn với cá tạp xay nhỏ (cho ăn ngày 2 lần)
Sau một thời gian triển khai các mô hình 2019, 2020 đạt được các yêu cầu kỹ thuật của môt hình về tỷ lệ sống, tăng trọng và hiệu quả kinh tế theo yêu cầu của mô hình.
Mô hình nuôi cá trong lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm đã thực hiện đạt các yêu cầu dự án. Mô hình đã trực tiếp tác động đến người dân về tư duy, suy nghĩ trong việc thay đổi về phương thức nuôi trồng thủy sản. Đồng thời mô hình đã góp phần hỗ trợ tích cực và hiệu quả việc xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu về đối tượng và phương thức nuôi trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Cư Kuin nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói chung.
Mô hình đã tạo điều kiện cho người dân tại địa phương có cơ hội nắm bắt quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè nói chung và nuôi cá thát lát cườm, cá lăng nha thương phẩm nói riêng. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế và đạt được các chỉ tiêu như phương án đề ra. Góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi thuỷ sản tại địa phương, nâng cao giá trị và hiệu quả trong nuôi cá lồng bè.
Nam - Phòng Đào tạo và Truyền thông