Thực tế so sánh mô hình trồng mì Theo phương pháp trồng hom nằm và hom đứng
Cập nhật lúc: 02/05/2018
Cập nhật lúc: 02/05/2018
Năm 2017, Trạm khuyến nông huyện phối hợp với phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện M’Đrắk và nhà máy mì Khánh Dương triển khai làm 3 mô hình giống mì KM 419 trên diện tích 15.000 m2 với hai phương pháp: trồng nằm hom theo cách truyền thống và trồng đứng hom theo phương pháp mới.
Năm 2017, Trạm khuyến nông huyện phối hợp với phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện M’Đrắk và nhà máy mì Khánh Dương triển khai làm 3 mô hình giống mì KM 419 trên diện tích 15.000 m2 với hai phương pháp: trồng nằm hom theo cách truyền thống và trồng đứng hom theo phương pháp mới.
Sau hơn 10 tháng xuống giống (từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2018) cho thấy, đối với trồng nằm hom ở hai hộ Y Phô Niê, buôn Um, xã Krông Jing và ông Nguyễn Văn Mĩ, thôn 6, xã Ea Lai thì ưu điểm là: ít tốn cây giống, ít tốn công làm đất ban đầu và ít tốn diện tích đất nhưng củ ít, năng suất đạt khoảng 12 tấn/ha. Đối với trồng hom đứng ở hộ gia đình anh Nguyễn Tiến Phương, thôn 19, xã Ea Riêng thì củ nhiểu hơn, năng suất đạt khoảng 30 tấn/ha nhưng nhược điểm tốn cây giống (hom phải dài hơn trồng nằm), tốn công trồng ban đầu và vì phải lên luống nên chiếm nhiều diện tích đất hơn.
Củ mì trồng theo phương pháp hom nằm
Cũng qua mô hình cho thấy giống mỳ KM 419 có khả năng chống chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương, tỷ lệ sống 100%. Tuy nhiên khi cây mì đang trong thời kì sinh trưởng và phát triển thì gặp cơn bão số 12 làm cây bị long gốc và đỗ nghiêng tương đối nhiều nên cũng bị ảnh hưởng lớn nên năng suất và chất lượng củ.
Qua thực tế, Phòng Nông Nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông M'Đrăk tiếp tục khuyến khích bà con nông dân đưa giống mỳ KM 419 vào sản xuất, bên cạnh đó áp dụng KHKT trồng và chăm sóc, đặc biệt là bà con nên trồng mì theo phương pháp đứng hom để tăng năng suất và sản lượng cây mỳ trên cùng một đơn vị diện tích canh tác./.
Nguyễn Thị Phượng (M’drak)