• Tìm chúng tôi trên

Nghị quyết số: 41/2011/NQ – HĐND, ngày 22 tháng 12 năm 2011

30/12/2013 18:41:27 GMT+7

Về xây dựng Hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đăklăk

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 

TỈNH ĐĂKLĂK

--------------------

Số: 41/2011/NQ – HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc 

------------------------------------

Buôn Ma Thuột, ngày 22 tháng 12 năm 2011

 NGHỊ QUYẾT

Về xây dựng Hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Đăklăk

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂKLĂK

 KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 3  

Căn cứ Luật tổ chức HĐNĐ và UBND ngày 26/01/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ nông nghiệp - Phát triển nông thôn, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư số 04/2009/TT-BNN ngày 21/01/2009 của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã; Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 và Quyết định số 05//2007/QĐ-UBDT, ngày 06/09/2007 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ vè công nhận 3 khu vực vùng dan tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

Xét tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 02/11/2011 của UBND tỉnh về xây dựng hệ thống nông viên cơ sở của tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 60/BC- HĐND ngày 13/12/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp, 

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: HĐND tỉnh tán thành thông qua nghị quyết về xây dựng Hệ thống khuyến nông viên cơ sở của tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

1. Muc tiêu

Tiếp tục xây dựng và đào tạo huấn luyện nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông viên cấp xã và cộng tác viên khuyến nông, thôn, buôn trong toàn tỉnh. Sử dụng có hiệu quả lâu dài nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp nông dân tiếp cận và nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2. Số lượng, đối tượng, hình thức tuyển dụng khuyến nông viên cơ sở:

a. Số lượng

Ở các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp, mỗi xã có 01 khuyến nông viên; ở các xã đặc biệt khó khăn (các xã thuộc khu vực III) mỗi xã có 02 khuyến nông viên; ở các thôn buôn: mỗi thôn , buôn có 01 cộng tác viên khuyến nông. Số lượng khuyến nông viên cơ sở thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi về đơn vị hành chính, xã, thôn, buôn.

b. Đối tượng tuyển dụng

- Khuyến nông viên cấp xã: là những người đã qua đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc các ngành liên quan đến lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp – thủy lợi, cư trú hợp pháp tại địa phương, ưu tiên độ tuổi từ 18 -45 (ở xã không có người có trình độ trên thì tuyển chọn người có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc sơ cấp).

- Cộng tác viên khuyến nông : là những người có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên ở vùng không có người  có trình độ trên thì tuyển chọn người có trình độ học vấn cao nhất, ưu tiên các đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, người thông thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp, có kinh nghiệm truyền đạt kinh nghiệm sản xuất của mình cho người khác, có thể tuyển chọn người đã tham gia các tổ chức đoàn thể như: trưởng, phó thôn buôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở. Người được tuyển dụng phải tự nguyện phục vụ lâu dài.

c. Hình thức tuyển dụng

UBND cấp xã thống nhất với trạm  khuyến nông cấp huyện lựa chọn đề xuất UBND cấp huyện hợp đồng tuyển dụng, chi trả thù lao cho khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông theo quy định.Trạm khuyến nông cấp huyện hướng dẫn, quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn của khuyến nông viên cơ sở.

3. Quyền lợi của khuyến nông viên cơ sở

- Khuyến nông viên cơ sở được tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ kiến thức và tay nghề trong sản xuất, lâm , ngư nghiệp do cơ quan chuyên ngành tổ chức, được cung cấp các thông tin, tài liệu kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác chuyên môn. Được làm các dịch vụ khuyến nông, tham gia các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn do các tổ chức khuyến nông viên triển khai trên địa bàn nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp tại cơ sở theo quy định của pháp luật

- Lực lượng khuyến nông viên cơ sở  không thuộc diện đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, được hưởng thù lao hang tháng như sau:

+ KNV cấp xã được hưởng thù lao theo theo hệ số bằng 1,0 mức lương tối thiểu

+ Cộng tác viên khuyến nông được hưởng thù lao theo hệ số bằng 0,35 mức lương tối thiểu.

Kinh phí chi trả thù lao cho KNV cơ sở được bố trí trong dự toán hằng năm cho ngân sách cấp xã để thực hiện

4. Đào tạo hệ thống khuyến nông cơ sở hàng năm:

Hàng năm TTKN tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức các lớp tập huấn cho lực lượng khuyến nông cơ sở nhằm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về khuyến nông, các kiến thức cơ bản và nâng cao về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp. Kinh phí đào tạo, tổ chức tập huấn cho hệ thống khuyến nông cơ sở được bố trí trong dự toán hàng năm của Trung tâm để thực hiện.

Điều 2. HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo HĐND tỉnh tại các kỳ họp.

Giao cho thường trực HĐND, các ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh phối hợp giám sát việc triển khai, thực hiện nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua và thay thế nghị quyết số 07/2007/NQ – HĐND ngày 13/04/2007 về xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở của tỉnh.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/12/2011.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Niê Thuật

TIN NỔI BẬT

  • LÀNG SỐLÀNG SỐ

    Công cuộc chuyển đổi số quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông; sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, đã và đang tiến về phía trước. Nhưng chuyển đổi số quốc gia cần nhanh hơn nữa, tổng thể hơn nữa,toàn diện hơn nữa và không để ai ở lại phía sau.

  • Mô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũMô hình nuôi tôm hiệu quả ứng phó mùa mưa lũ

  • Đắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnhĐắk Lắk phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh

    Sáng 7/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024), với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” và Cuộc thi tìm hiểu “120 năm lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk”.

  • Chi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viênChi bộ Trung tâm Khuyến nông-Giống cây trồng, Vật nuôi và Thủy sản tổ chức Lễ kết nạp đảng viên

    Chiều ngày 04/05/2024, tại văn phòng Trung tâm, Chi bộ Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho quần chúng ưu tú Châu Văn Khôi, hiện đang là viên chức thuộc Trung tâm.

  • CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.CÔNG VĂN: Về việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

    Ngày 04 tháng 5 năm 2024, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Ban hành Công văn só:1588/SNN-VPVề việc phát động cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

  • Câu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tậpCâu chuyện Khuyến nông và khuyến khích nông dân học tập

    Thật vui khi cảm nhận được công tác khuyến nông gần đây có nhiều hoạt động năng động, mới mẻ. Khuyến nông nhà nước đã hợp tác với khuyến nông doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp đến với bà con nông dân. Lực lượng khuyến nông cộng đồng được các địa phương quan tâm ủng hộ. Khuyến nông viên có mặt trên từng thửa ruộng, mảnh vườn, bờ ao, chuồng trại. Sự năng động của khuyến nông đã góp phần to lớn vào sự chuyển mình nông nghiệp nước nhà.