MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI ĐẮK LẮK
Cập nhật lúc: 20/11/2015
Cập nhật lúc: 20/11/2015
Theo số liệu thống kê năm 2014 cả nước có khoảng trên 640.000ha cà phê, chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất chiếm hơn 203.000ha. Tuy nhiên, sự phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh nhà vẫn còn đang đối mặt với nhiều thách thức bởi: Cây cà phê phát triển khá nhanh trong thời hoàng kim của thập niên 90
I/ Tình hình chung:
Theo số liệu thống kê năm 2014 cả nước có khoảng trên 640.000ha cà phê, chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất chiếm hơn 203.000ha. Tuy nhiên, sự phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh nhà vẫn còn đang đối mặt với nhiều thách thức bởi: Cây cà phê phát triển khá nhanh trong thời hoàng kim của thập niên 90. Khi giá cà phê lên ngôi, nhiều nông dân ồ ạt phát triển trồng cà phê bằng mọi giá trên nhiều chân đất không phù hợp bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng để phát triển triển trồng cà phê . Nghiêm trọng hơn nhiều người dân đã bất chấp lấn chiếm cả đất rừng, phá rừng trái phép để trồng cà phê làm phá vỡ quy hoạch chiến tổng thể.
II/ Khó khăn, thách thức:
Với việc phát triển ồ át cây cà phê, nông dân đã và đang đối mặt với nhều khó khăn thách thức:
- Cơ cấu giống chưa hợp lý, nguồn nước không chủ động được, chi phí vật tư đầu vào, công lao động đầu tư lớn.
- Chưa hình thành các tổ chức liên kết trong sản xuất cà phê, thiếu sự điều phối giữa các tác nhân trong ngành
III/ Giải pháp:
Do đó, cây cà phê phát triển trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa thực sự bền vững, để định hướng, ngày 08 tháng 10 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ban hành nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND, V/v phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm hướng đến mục tiêu là duy trì ổn định chỉ có 150.000 ha cà phê trong vùng sinh thái phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, đưa sản lượng mỗi niên vụ đạt bình quân 400.000 tấn cà phê nhân trở lên, 50% diện tích cà phê trồng có trồng cây che bóng. 100% diệc tích cà phê trong vùng quy hoạch được tưới nước chủ động.
Để thực hiện được các chỉ tiêu của nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, hướng đến phát triển cà phê bền vững cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Một là Chọn đất trồng phù hợp: Đất nằm trong vùng quy hoạch và phải đảm bảo được các cầu yêu cầu về sinh thái của cây cà phê đó là:
+ Độ cao so mặt nước biển đối cà phê vối phải từ 500m trở xuống, với cà phê chè cho phép cao hơn từ 500m trở lên
+Độ dày tầng canh tác phải lớn hơn 70cm đất tơi xốp, thoát và thấm nước tốt.
+Nguồn nước tưới phải được chủ động đảm bảo tưới tiêu.
Hai là Đột phá công tác giống:
Sử dụng 100% giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao, chín đều. tập trung sử dụng các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương do Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên tuyển chọn thành công, gồm 9 giống cà phê vối: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 và 01 giống hạt lai đa dòng TRS1 và 3 giống cà phê chè TN1, TN2, TN1F5. đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và cho phổ biến cho phép sản xuất nhân rông trong toàn ngành cà phê.
Các giống cà phê vối mới được tuyển chọn có năng xuất cao, ổn định, kháng được bệnh rỉ sắt, chín tập trung từ cuối tháng 11 trở đi do đó chuyển dần thời gian thu hoạch cà phê vào trong mùa khô, vừa giảm được áp lực về công lao động, thuận lợi trong quá trình phơi sấy, chế biến, hơn nưa còn góp phần giảm bớt áp lực nước tưới cho cà phê trong mùa khô nói riêng, vụ đông xuân nói chung.
Ba là Chế độ canh tác :
- Phân bón : Bón phân N - P - K cân đối hợp lý, hạn chế bón phân sinh lý chua, ưu tiên khuyến khích bón phân hữu cơ nhằm tăng cường cải tạo đất.
- Thuốc Bảo vệ thực vật:
+ Khuyến khích sử dụng thuốc có độ độc thấp, thuốc nằm trong danh mục thuốc cho phép sử dụng , ưu tiên khuyến cáo dùng thuốc sinh học an toàn .
+ Không khuyến cáo phun thuốc đại trà gây ô nhiểm môi trường chỉ phun cục bộ ở những nơi có sâu, bệnh với phương châm " trừ để phòng ".
+ Tăng cường bổ sung hệ thống cây đai rừng, cây che bóng và tưới nước hợp lý.
Bốn là hình thành các liên kết :
Hiện nay, Đăk Lăk là tỉnh có diện tích phê lớn của cả nước tuy nhiên lại phân tán nhỏ lẻ, nông hộ có quy mô dưới 0,5 ha chiếm 35%, để tập trung đầu tư thâm canh theo hướng bền vững có trách nhiệm, áp dụng được quy trình sản xuất nông nghiệp tốt có chứng nhận như UTZ Certify, 4C, Rainforest Aliance, VietGAP cần phải hình thành các tổ, nhóm nông dân liên kết lại với nhau có sự phối hợp hỗ trợ nông dân giữa các bên liên quan trong ngành.
Để duy trì các mối liên kết hỗ trợ nông dân cần phát huy cao vai trò của các bên trong từng lĩnh vực: Nhà nước tạo cơ chế, chính sách phù hợp, các nhà khoa hoc hổ trợ chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp là bà đở vừa cung ứng vật tư, vừa bao tiêu sản phẩm.
Ngoài ra cần xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao kỹ thuật trực tiếp cho nông hộ trên đồng ruộng và tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thể hiện quan điểm của mình trong quá trình tham gia. Đồng thời đây là nơi thực hành các kỹ năng đã được hướng dẫn. Các nhóm này dần đủ mạnh và kinh nghiệm trong tổ chức và sản xuất cà phê tiến đến một bước cao hơn là thành lập ra các hợp tác xã liên kết lại với nhau, kêu gọi các nhà đầu tư cùng có lợi , cùng phát triển phát triền từng bước đi đến hình thành các vùng chuyên canhh cà phê có chứng nhận như: chương trình phát triển cà phê bền vững tại Tây nguyên, chương trình hợp tác công tư PPP hiện nay đang thực hiện.
Như vậy để phát triển cây cà phê bền vững cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, các giải pháp kỹ thuật và có vai trò tích cực của các bên liên quan tham gia trong mô hình liên kết hỗ trợ người nông dân.
TRUNG TÂM KHYẾN NÔNG ĐĂK LĂK