Mô hình lúa cạn bản địa tại huyện Lắk
Cập nhật lúc: 12/11/2015
Cập nhật lúc: 12/11/2015
Nhằm khôi phục một số giống lúa cạn có chất lượng gạo ngon mà những năm gần đây đang bị mai một dần do nông dân chuyển sang trồng các giống khác có năng suất cao hơn, vụ Hè thu năm 2015 trạm Khuyến nông huyện Lăk phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Đăk Lăk triển khai mô hình trồng lúa cạn bản địa có chất lượng cao thuộc đề tài "Xây dựng một số mô hình cây trồng, vật nuôi bản địa có lợi thế hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk".
Nhằm khôi phục một số giống lúa cạn có chất lượng gạo ngon mà những năm gần đây đang bị mai một dần do nông dân chuyển sang trồng các giống khác có năng suất cao hơn, vụ Hè thu năm 2015 trạm Khuyến nông huyện Lăk phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Đăk Lăk triển khai mô hình trồng lúa cạn bản địa có chất lượng cao thuộc đề tài "Xây dựng một số mô hình cây trồng, vật nuôi bản địa có lợi thế hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Lăk".
Mô hình được triển khai tại xã Bông Krang huyện Lăk trên diện tích 1ha với 2 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ trạm khuyến nông huyện Lăk bằng các giống lúa bản địa Ba NjRang và Ba Mei. Theo tập quán canh tác lúa cạn của đồng bào dân tộc tại chỗ chỉ tỉa hạt và làm cỏ còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên không bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại nên năng suất không cao, năng suất chỉ đạt 1 đến 1,5tấn/ha.
Được sự hướng dẫn của cán bộ trạm khuyến nông huyện Lăk các hộ thực hiện mô hình đã thực hiện từ khâu làm đất, làm cỏ, bón phân, sử dụng các loại thuốc BVTV… theo quy trình để phòng trừ các loại sâu bệnh hại.
Qua theo dõi các giống lúa bản địa Ba NjRang và Ba Mei có thời gian sinh trưởng từ 130 đến 140 ngày, có đặc tính phát triển khỏe, cây cao, góc lá gọn, màu lá xanh, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất đạt 3,5tấn/ha chất lượng gạo tốt, cơm mềm, vị đậm. Sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân thu lợi 14triệu đồng/ha.
Qua kết quả của mô hình cho thấy: Khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã nâng cao năng suất cây trồng và đặc biệt đối với một số giống bản địa có những đặc tính tốt sẽ được bảo tồn cũng như có lợi thế về hàng hoá trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Với kết quả này chúng ta khẳng định, nếu công tác chuyển giao KHKT tốt có sự đầu tư thích hợp thì các sản phẩm mang tính đặc sản của từng địa phương có thể sản xuất thành hàng hoá phục vụ thị trường từ đó nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm đang dần bị mất./.
Bùi Quang Tuyển
Trạm khuyến nông huyện Lăk