Khuyến nông Đắk Lắk với công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cập nhật lúc: 18/07/2016
Cập nhật lúc: 18/07/2016
Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk bắt đầu triển trai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp từ năm 2012. Trong 4 năm qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp của đơn vị đã và đang đạt được những kết quả khả quan mang lại quyền lợi cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đặc biệt là học viên là đồng bào dân tộc thiểu số
Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk bắt đầu triển trai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp từ năm 2012. Trong 4 năm qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp của đơn vị đã và đang đạt được những kết quả khả quan mang lại quyền lợi cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đặc biệt là học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ việc đào tạo nghề nông nghiệp với nhiều hộ dân trên địa bàn đã có cơ hội phát triển sản xuất; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi qua đó từng bước ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trong sản xuất nông nghiệp.
Sau 4 năm thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Trung tâm đã thực hiện được 13 lớp đào tạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp,trong đó học viên là người dân tộc thiểu số chiếm 79 % . Các nghề được đào tạo chủ yếu là các nhóm nghề gắn với đời sống sản xuất của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và bám sát nhu cầu người học như: Chăn nuôi bò; Chăn nuôi heo;Trồng và Chăm sóc cây cà phê; Trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. Các học viên sau khi tốt nghiệp đã được trang bị năng lực thực hành của của các nghề được học và áp dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình và cho thu nhập cao hơn.
Học viên thực hành trong lớp dạy nghề" Chăn nuôi heo"
Ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, trung tâm còn quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề, bố trí lớp đào tạo nghề ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để tạo điều kiện cho học viên học nghề thuận tiện đi lại. Bên cạnh chính sách hỗ trợ cho học viên dân tộc thiểu số theo nhóm đối tượng 01 của quyết định 1956, để tạo điều kiện cho các học viên giảm bớt tâm lý e ngại, mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, trao đổi những khó khăn, giảm bớt rào cản về ngôn ngữ, phong tục, văn hóa, các giáo viên dạy nghề phải là một người bạn, chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tinh thần, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, để các học viên hiểu được ý nghĩa của việc học nghề, tiếp thu đươc kiến thức, đảm bảo thời gian lên lớp và chất lượng học viên tốt nghiệp.Trong thực tế, phần lớn học viên đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự chuyên cần nâng cao tay nghề, nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề của một số bộ phận còn hạn chế do đó việc tuyên truyền, vận động của đơn vị tổ chức lớp dạy nghề và của giáo viên là thật sự cần thiết.
Về mặt xã hội, dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số đã tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi cách nghĩ, cách làm đã có từ bao đời, giải quyết việc làm tại chỗ.
Trong năm 2016, Ban lãnh đạoTrung tâm tiếp tục quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu với 03 lớp sơ cấp nghề, trong đó số lượng học viên là dân tộc thiểu số chiếm đa số. Thiết nghĩ để công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả hơn nữa, Nhà nước cần tăng kinh phí hỗ trợ đối với học viên, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay sau khi được đào tạo nghề để đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đối tượng này về vai trò quan trọng của việc học nghề trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương, buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Hoàng Liên