Khuyến nông Đắk Lắk thử nghiệm sản xuất và thực hiện các mô hình trình diễn khuyến nông năm 2016
Cập nhật lúc: 18/07/2016
Cập nhật lúc: 18/07/2016
Trong nhiều năm qua, công tác thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trước khi khuyến cáo chuyển giao cho bà con nông dân luôn được Trung tâm quan tâm thực hiện. Từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, năm 2016,Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị sản xuất giống, phân bón triển khai các chương trình thử nghiệm
Trong nhiều năm qua, công tác thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trước khi khuyến cáo chuyển giao cho bà con nông dân luôn được Trung tâm quan tâm thực hiện. Từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, năm 2016,Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị sản xuất giống, phân bón triển khai các chương trình thử nghiệm: Mô hình trình diễn hai giống lúa (Giống BTE1 vàng và 6129 vàng) vụ Đông Xuân năm 2015-2016 tại huyện Krông Bông với quy mô 3 ha, Năng suất: 8 – 9 tấn/ha; Mô hình sản xuất thử giống lúa thuần SV 181 vụ Đông xuân 2015 – 2016 tại huyện Krông Pắk, quy mô 1 ha, Năng suất: 5 tấn/ha; Mô hình trồng thử nghiệm giống đậu tương ĐN HL 29 tại huyện Ea Kar (3ha) và M’Đrắk (2ha), tỷ lệ nẩy mầm >90%, cây sinh trưởng, phát triển tốt ,đang giai đoạn ra hoa; Mô hình trình diễn giống ngô lai GS6869 tại thành phố Buôn Ma Thuột (1,6 ha) và huyện krông pắc (7 ha), cây sinh trưởng phát triển tốt, đã và đang bón phân thúc đợt 2,không nhiễm sâu bệnh hại; Mô hình trình diễn giống ngô lai GS 9989 tại huyện Buôn Đôn (2ha), Cây sinh trưởng phát triển tốt có từ 2 – 5 lá, có từ 6 – 7 lá, chuẩn bị bón thúc đợt 2; Mô hình thử nghiệm phân bón Mặt Trời trên cây cà phê tại 03 huyện: Cư Kuin (0,3 ha), Cư M’gar (0,3), Krông Pắk (0,3ha); Mô hình trình diễn thử nghiệm phân bón Đầu trâu Bình Điền chuyên dùng trên cây mía tại huyện Ea Súp (1ha), cây sinh trưởng phát triển tốt, đang giai đoạn vươn lóng; Mô hình trồng thử nghiệm giống lúa lai Lâm hương 46 (LH 11 46) tại huyện Krông Pắk (0,1 ha), lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, đã bón thúc đợt , không nhiễm sâu bệnh hại. Nhìn chung các mô hình thử nghiệm sản xuất được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo quy trình kỹ thuật, đánh giá được các chỉ tiêu theo mục tiêu, yêu cầu đề ra để chuyển giao đến người nông dân đưa vào sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; là cầu nối để gắn kết từ nhà nghiên cứu đến nhà sản xuất và đến người nông dân.
Mô hình trồng thử nghiệm giống đậu tương ĐN HL 29 tại huyện Ea Kar
Về công tác xây dựng mô hình trình diễn tiếp tục chuyển biến cả về tổ chức thực hiện và chất lượng chuyên môn. Mô hình được xây dựng theo hướng tập trung, có trọng điểm, không dàn trải, manh mún để thuận lợi cho công tác chỉ đạo thực hiện và hiệu quả nhân rộng đóng góp lớn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh; lựa chọn nông dân tham gia đúng đối tượng, đủ điều kiện thực hiện mô hình, đặc biệt ưu tiên đưa mô hình vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trung tâm cũng xây dựng các mô hình trình diễn cây trồng, vật nuôi như mô hình tái canh cà phê (quy mô 2,8 ha); Mô hình lúa lai bao gồm lúa lai diện rộng (15ha) và lúa lai hè thu (10 ha); ghép cải tạo cây cà phê (02 ha); Mô hình tưới tiên tiến tiết kiệm nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu (6 ha) ; Nuôi gà an toàn sinh học (1500 con) và heo an toàn sinh học (30 con); Nuôi thâm canh cá rô phi 6900 con với quy mô 0,2 ha; Dự án phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò (1 ha); Nuôi bò cái luân chuyển (2 con). Hoàng Liên