Khuyến nông Đắk Lắk - Nhìn lại một năm hoạt động
Cập nhật lúc: 27/12/2017
Cập nhật lúc: 27/12/2017
Năm 2017, Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành, Khuyến nông Đắk Lắk đã triển khai và thực hiện các hoạt động khuyến nông phần nào đáp ứng được yêu cầu của nông dân. Những mô hình trình diễn, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả rõ rệt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả., đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng (thụ tinh nhân tạo, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước,…)
Năm 2017 mùa mưa đến sớm được xem như một thuận lợi trong hoạt động của công tác Khuyến nông tuy nhiên cũng không ít những khó khăn: Giá cả thị trường một số loại nông sản không ổn định; giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao; giá cả con giống, cây giống có sự biến động. Bên cạnh đó một số huyện cũng bị ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.
Bên cạnh những khó khăn mới phát sinh trong năm 2017, những khó khăn hiện hữu lâu nay của công tác Khuyến nông như địa bàn rộng, nhiều khu vực đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân không đồng đều vv….ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành Khuyến nông toàn tỉnh, nhưng vượt lên tất cả, với sự đồng lòng, quyết tâm, hệ thống Khuyến nông toàn tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành, Khuyến nông Đắk Lắk đã triển khai và thực hiện các hoạt động khuyến nông phần nào đáp ứng được yêu cầu của nông dân. Những mô hình trình diễn, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả rõ rệt, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả., đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng (thụ tinh nhân tạo, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước,…) là những thành quả mà khuyến nông toàn tỉnh đã đạt được. Một số chương trình, dự án khuyến nông đạt hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và xã hội, có những đóng góp trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh như chương trình lúa lai diện rộng, chương trình sản xuất cà phê bền vững, tái canh cà phê; chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo…
Dự án hỗ trợ Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột
Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, Dự án để có được những đóng góp thiết thực, nâng cao dân trí, trình độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức sản xuất của bà con nông dân, điểm nổi bật trong công tác Khuyến nông năm 2017 là việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình Dự án Khuyến nông: Chương trình sản xuất và cung ứng cây giống phục vụ tái canh cà phê năm 2017 ; Chương trình phát triển cà phê bền vững - Hợp tác công tư (PPP); Chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; Dự án hỗ trợ Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột; Dự án VnSAT; Dự án hỗ trợ hạn hán cho nông dân (FAO); Dự án khí sinh học. Kết quả thực hiện năm 2017 của Dự án, chương trình đã phần nào khẳng định được năng lực tổ chức, thực hiện của hệ thống khuyến nông toàn tỉnh.
Bò( BBB) từ chương trình cải tạo đàn bò
Năm 2018, Khuyến nông Đắk Lắk tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần thực hiện thành công mục tiêu chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; ưu tiên đưa mô hình vào vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; quan tâm xây dựng hoặc phối hợp thực hiện mô hình khuyến nông theo tiêu chí bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
Để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông trong thời gian tới, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Khuyến nông; sự đầu tư, hỗ trợ kinh phí để triển khai hoạt động khuyến nông ở địa phương nhằm phục vụ sản xuất đạt hiệu quả cao, đặc biệt là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoàng Liên