Khí sinh học với người dân Đắk Lắk
Cập nhật lúc: 01/12/2014
Cập nhật lúc: 01/12/2014
Dự án Khí sinh học cho nghành chăn nuôi Việt nam đưa vào Đắk Lắk từ năm 2004 đến nay đã nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội, phù hợp với thực tiễn sản xuất chăn nuôi của địa phương, với sự tham gia của bà con dân tộc thiểu số chiếm trên 20% trong tổng số hộ chăn nuôi.
Dự án Khí sinh học cho nghành chăn nuôi Việt nam đưa vào Đắk Lắk từ năm 2004 đến nay đã nhận được sự đồng thuận cao trong xã hội, phù hợp với thực tiễn sản xuất chăn nuôi của địa phương, với sự tham gia của bà con dân tộc thiểu số chiếm trên 20% trong tổng số hộ chăn nuôi.
Dự án góp phần rất lớn trong việc xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn, hạn chế ô nhiễm không khí, giữ gìn cảnh quan, tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Dự án đem lại hiệu quả kinh tế với việc tiết kiệm chi phí chất đốt cho hộ dân từ 200.000-250.000đ/tháng và thay thế một phần nguồn điện thắp sáng. Dự án góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, mở rộng quy mô, hạn chế dịch bệnh gia súc, gia cầm, sử dụng nước thải làm phân bón cho một số cây trồng như tiêu, cà phê rất có hiệu quả, đối với một số vùng gần rừng hạn chế tình trạng chặt phá rừng….
Sau 10 năm triển khai trên địa bàn tỉnh Dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:
- Số công trình KSH đã xây dựng được theo tiêu chí của Dự án là 5917 công trình với gần 6000 hộ nông dân được hưởng lợi.
- Thông tin tuyên truyền trước xây dựng cho trên 6000 hộ tiềm năng.
- Tập huấn sử dụng KSH cho 6000 hộ nông dân tham gia Dự án.
- Cấp phát 6000 tờ rơi công nghệ KSH với sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn.
- Cấp phát 6000 sổ tay sử dụng KSH và nhiều tài liệu tuyên truyền khác
- Đào tạo được 20 KTV là lực lượng nòng cốt triển khai Dự án trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đào tạo được 34 TX lành nghề tham gia xây dựng công trình KSH.
Dự án đã góp phần góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk. Kế hoạch năm 2014 hoàn thành trước thời hạn một tháng báo hiệu nhu cầu xây hầm Biogas của của bà con nông dân ta còn rất lớn.Pha 3 của Dự án kéo dài đến năm 2018 đây là cơ hội cho người chăn nuôi tỉnh ta yên tâm phát triển sản xuất không phải lo lắng nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Ngọ Viết Tân – TTKN Đắk Lắk