HUYỆN KRÔNG NĂNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THÂM CANH NGÔ LAI TRÊN CHÂN RUỘNG NƯỚC BẤP BÊNH
Cập nhật lúc: 30/06/2016
Cập nhật lúc: 30/06/2016
Đứng trước tình trạng nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu, Vụ Đông Xuân hàng năm trên địa bàn huyện Krông năng, diện tích trồng lúa nước bị thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch lúa của địa phương và kinh tế của bà con nông dân. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Đông Xuân là thật sự cần thiết và cấp bách
Đứng trước tình trạng nóng lên của trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu, Vụ Đông Xuân hàng năm trên địa bàn huyện Krông năng, diện tích trồng lúa nước bị thiếu nước nghiêm trọng...
... ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch lúa của địa phương và kinh tế của bà con nông dân. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vụ Đông Xuân là thật sự cần thiết và cấp bách. Nắm bắt được nhu cầu thực tế, được sự quan tâm của Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban Nhân Dân huyện, vụ Đông Xuân 2015-2016, từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp của huyện, Trạm Khuyến nông đã triển khai xây dựng “ Mô hình thâm canh Ngô lai” trên chân ruộng nước bấp bênh nhằm chuyển giao kỹ thuật thâm canh ngô lai đến với bà con nông dân, giảm thiểu tác động của việc thiếu nước sản xuất và nhân rộng sản xuất ngô lai tại địa phương góp phần đảm bảo lương thực, giải quyết thức ăn chăn nuôi, cải thiên đời sống.
Lúa nước bị khô hạn ảnh hưởng tới cuộc sống của bà con nông dân
Mô hình được triển khai tại 02 xã: Cư Klông với qui mô 02 ha và xã EaHồ qui mô 04 ha với giống ngô NK6410. Qua quá trình theo dõi mô hình cho thấy ngô phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương, ngô có bộ lá đứng thích hợp với việc trồng dày tăng mật độ, chiều cao đóng bắp thấp thuận lợi cho việc thu hoạch, đến lúc thu lá vẫn xanh được bà con tham dự hội thảo đánh giá cao. Tính năng suất tại ruộng đạt 10 tấn/ha. Tham gia hội thảo, hộ gia đình tham gia mô hình phấn khởi khoe rằng: “Trước đây trên vùng đất này, chúng tôi trồng lúa gần như mất trắng, không thu hoạch được gì cả, nay chuyển sang trồng ngô, hiệu quả thấy rõ, người dân ít tốn chi phí mà lại có thu nhập cao hơn.
Đồng chí Trần Minh Châu – P.Chủ tịch UBND huyện Krông Năng kiểm tra lõi ngô trên cánh đồng đã chuyển đổi
Qua mô hình cho thấy, viêc nghiên cứu những chương trình phát triển nông nghiệp địa phương phù hợp tình trạng biến đổi thời tiết, khí hậu là thật sự cần thiết và điều này đòi hỏi những người làm công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, những người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp phải có tầm nhìn, có định hướng đúng đắn. Phương Thủy - Trạm KN Krông năng