Hội thảo“Mô hình trình diễn nuôi gà an toàn sinh học tại xã Ea Tiêu - huyện Cư Kuin năm 2015”
Cập nhật lúc: 21/07/2015
Cập nhật lúc: 21/07/2015
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư cho chương trình khuyến nông của tỉnh, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ, chuyển giao đầu tư “Mô hình nuôi gà an toàn sinh học” tại buôn Kram xã Ea Tiêu - huyện Cư Kuin với quy mô mô hình 500 con gà giống là Lương Phượng và số hộ tham gia là 5 hộ
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư cho chương trình khuyến nông của tỉnh, năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ, chuyển giao đầu tư “Mô hình nuôi gà an toàn sinh học” tại buôn Kram xã Ea Tiêu - huyện Cư Kuin với quy mô mô hình 500 con gà giống là Lương Phượng và số hộ tham gia là 5 hộ với mục tiêu giúp người chăn nuôi được tiếp cận với kỹ thuật nuôi gà hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rút ngắn thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, sản phẩm tạo ra đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và hướng tới nền chăn nuôi an toàn, bền vững.
Sau 3 tháng triển khai mô hình, ngày 16 tháng 7 năm 2015, Trạm Khuyến nông CưKuin tổ chức Hội thảo, tổng kết và nghiệm thu mô hình. Đến tham dự hội thảo có đại diện chính quyền địa phương: UBND xã, các tổ chức đoàn thể: Hội nông dân, Hội Phụ nữ, đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh và đông đảo bà con nông dân và các hộ tham gia thực hiện mô hình.
Tại buổi Hội thảo các đại biểu tham dự, chính quyền địa phương và bà con nông dân đều đánh giá cao hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả về môi trường mà mô hình mang lại. Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng gà thu hoạch bình quân là 1,8kg/con, giá bán bình quân 60.000 đồng/kg, sau khi trừ hết các chi phí đầu tư mỗi hộ tham gia mô hình sẽ thu được 1.699.000 đồng lợi nhuận và đặc biệt tỉ lệ gà sống rất cao là 98%. Về hiệu quả xã hội mà mô hình mang lại đã giúp cho người chăn nuôi tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, sẵn có và góp phần chuyển đổi dần tập quán chăn nuôi tại địa phương từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả không cách ly sang hướng chăn nuôi tập trung, giúp cho công tác kiểm soát, quản lý an toàn về dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Thống - Phó chủ tịch xã Ea tiêu đánh giá: “Mô hình thành công bước đầu đã tạo ra một hướng đi mới cho bà con, từng bước làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, đầu tư kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghiệp, an toàn, bền vững và hiệu quả, tạo công ăn việc làm và cho thu nhập ổn định, đồng thời tạo điều kiện cho bà con trong vùng tham quan học tập để nhân diện rộng góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn”.
Kết thúc buổi Hội thảo, đạị diện chính quyền địa phương và bà con nông dân cũng như trạm Khuyến nông đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục hỗ trợ, đầu tư thêm các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới và đồng thời đề nghị các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế và nguồn vốn để người dân tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình nuôi gà an toàn sinh học trên địa bàn huyện. Hoàng Liên