Hội thảo táI canh và phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên
Cập nhật lúc: 11/12/2014
Cập nhật lúc: 11/12/2014
Ngày 9 tháng 12 năm 2014 tại Thành phố Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk tổ chức “Hội thảo tái canh và phát triển cà phê bền vững vùng Tây nguyên”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên; Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật của 5 tỉnh Tây nguyên; Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê và bà con nông dân tham gia trồng cà phê đến từ 5 tỉnh Tây nguyên.
Hội thảo là dịp để nhân dân trồng cà phê vùng Tây nguyên được trao thảo luận cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà Danh nghiệp về các vấn đề chủ trương, chính sách, giải pháp khoa học công nghệ trong tái canh cà phê và sản xuất cà phê bền vững vùng Tây nguyên.
Quang cảnh buổi Hội thảo
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong sản xuất ngành cà phê Việt nam vẫn còn một số tồn tại như: Tăng trưởng cao nhưng thiếu ổn định và bền vững, luôn tìm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của điều kiện khí hậu, thời tiết bất thường, thị trường tiêu thụ không ổn định, chất lượng cà phê còn thấp; Chuổi giá trị của ngành hàng từ sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa gắn kết chặc chẽ; Các loại hình tổ chức sản xuất kinh danh cà phê bộc lộ nhiều mặt hạn chế; Diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng tái canh và chuyển đổi trong 5-10 năm tới khoảng 140.000 - 160.000ha; Việc tái canh còn nhiều khó khăn về tổ chức, kỹ thuật và nguồn vốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, việc nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành cà phê.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái canh và phát triển cà phê bền vững vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. Theo đó, các tỉnh phải thực hiện rà soát và xây dựng kế hoạch tái canh cà phê; thành lập cơ quan thường trực chỉ đạo tái canh cà phê từ cấp tỉnh đến cấp xã để chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác tái canh; tiếp tục khảo sát, thu thập, xây dựng cơ sở thông tin phục vụ tái canh và ghép cải tạo; tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân bằng cách tham quan các mô hình, biên soạn tài liệu, hội thảo đầu bờ…
Hiện nay nhiều mô hình trồng tái canh cà phê thành công chưa nhiều, hộ gia đình thực hiện tái canh chưa hiệu quả, năng suất thấp. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chính quyền địa phương cần xây dựng chương trình tái canh đồng bộ về kỹ thuật, chính sách, vốn đầu tư và từng bước theo hướng bền vững. Đinh Kim Huệ