HỘI THẢO ĐẦU BỜ BỘ GIỐNG LÚA THUẦN BC15, TBR1 VÀ TBR225 TẠI EA KAR
Cập nhật lúc: 22/04/2016
Cập nhật lúc: 22/04/2016
Để giới thiệu với bà con nông dân trồng lúa trong tỉnh Đăk Lăk một số giống lúa thuần mới có tiềm năng năng suất và chất lượng gạo tốt, ngày 14 tháng 04 năm 2016 trạm Khuyến nông huyện Ea Kar đã phối hợp với Công ty Cp Tổng Công Ty giống Cây trồng Thái Bình – Chi nhánh Bình Định tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa thuần BC15, TBR1 và TBR225 vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại xã Ea Pal, huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk.
Trong sản xuất lúa gạo, ngoài việc đầu tư chăm sóc thì yếu tố về giống cũng là một nhân tố quyết định về năng suất và chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người cũng như đảm bảo an ninh lương thực.
Để giới thiệu với bà con nông dân trồng lúa trong tỉnh Đăk Lăk một số giống lúa thuần mới có tiềm năng năng suất và chất lượng gạo tốt, ngày 14 tháng 04 năm 2016 trạm Khuyến nông huyện Ea Kar đã phối hợp với Công ty Cp Tổng Công Ty giống Cây trồng Thái Bình – Chi nhánh Bình Định tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa thuần BC15, TBR1 và TBR225 vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại xã Ea Pal, huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk.
Đến dự Hội thảo đầu bờ có đại diện Trung Tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Ea Kar, đại diện Hợp tác xã 714 đóng trên địa bàn và hơn 35 bà con nông dân tham dự.
Quang cảnh buổi hội thảo
Giống lúa thuần TBR1 và TBR225 có thời gian sinh trưởng từ 105 – 115 ngày, riêng giống lúa thuần BC15 có thời gian sinh trưởng dài hơn từ 5-7 ngày so với giống TBR1, TBR225.
Cả ba giống lúa trên khả năng đẻ nhánh nhiều, nên tiết kiệm được lượng giống/đơn vị diện tích gieo sạ (từ 10 – 12kg/sào). Lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, khá cứng cây, chống đổ ngã tốt. Khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tốt. Bông dài, tỷ lệ hạt chắc/bông đạt tỷ lệ cao. Năng suất đạt trung bình 8,5 – 9 tấn/ha.
Về chất lượng gạo: Giống TBR 225 và BC 15 cơm mềm và ngon. Riêng giống TBR1 gạo dùng chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ lúa gạo như bún, bánh phở… rất tốt, có thể thay thế các giống lúa cũ cùng mục đích sử dụng mà bà con nông dân hiện đang gieo trồng.
(Nguyễn Thôi trung Tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk)