Hiệu quả từ mô hình nuôi ghép cá rô phi là chính ở trong ao tại tỉnh Đăk Lăk
Cập nhật lúc: 13/12/2018
Cập nhật lúc: 13/12/2018
Với mục tiêu nhằm tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có và chất thải của các loài cá hỗ trợ làm thức ăn cho nhau ở trong ao, bên cạnh đó còn tận dụng thức ăn sẵn có là các phụ phế phẩm dư thừa của gia đình cũng như phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho cá, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi. Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng và triển khai mô hình “Nuôi ghép cá rô phi làm chính số lượng lớn hơn 50% còn lại cá khác” với qui mô 0,55 ha tại 03 huyện Lăk, Krông Ana và Thị xã Buôn Hồ.
Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Đăk Lăk ngày càng tiến bộ rõ rệt, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, nuôi thủy sản vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh về nguồn nước cũng như diện tích ao, hồ sẵn có trong .
Với mục tiêu nhằm tận dụng triệt để nguồn thức ăn sẵn có và chất thải của các loài cá hỗ trợ làm thức ăn cho nhau ở trong ao, bên cạnh đó còn tận dụng thức ăn sẵn có là các phụ phế phẩm dư thừa của gia đình cũng như phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho cá, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm dịch bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi. Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng và triển khai mô hình “Nuôi ghép cá rô phi làm chính số lượng lớn hơn 50% còn lại cá khác” với qui mô 0,55 ha tại 03 huyện Lăk, Krông Ana và Thị xã Buôn Hồ.
Mô hình được triển khai từ tháng 6 đến tháng 12/2018 có 06 hộ tham gia thực hiện. Trước khi hỗ trợ cá giống và các loại vật tư, Các trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn 03 lớp với 90 lượt người tham dự về kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Trong nội dung tập huấn các đơn vị đã tập trung vào các nội dung chính: kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi cá thương phẩm. Đặc biệt, nội dung được nhấn mạnh trong buổi tập huấn là chọn các đối tượng nuôi ghép làm chính và tỷ lệ ghép các loài thích hợp trong ao.
Hội thảo mô hình tại huyện Lắk
Mô hình được được hỗ trợ 100% cá giống trong đó cá rô phi chiếm trên 50% (9.000 con), cá trắm cỏ, cá chép, cá mè 45 % (7.500 con); hỗ trợ 50% (thức ăn công nghiệp, vôi, thuốc phòng trị bệnh). Ngoài ra, mỗi đơn vị còn cử 01cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện mô hình. Nhờ đó, đàn cá phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh, môi trường ao nuôi luôn duy trì trong điều kiện thích hợp.
Kết quả sau 7 tháng nuôi: trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, tỷ lệ sống 75%, năng suất đạt 10 tấn/ha. Lợi nhuận mang lại từ mô hình được bà con đánh giá đạt khoảng 4-5 triệu đồng/0,1 ha trong 7 tháng.
Theo ý kiến của một số bà con tại Thị xã Buôn Hồ và Huyện Lăk tham gia trong các buổi hội thảo cho thấy: “Mô hình Nuôi ghép cá rô phi là đối tượng chính” là mô hình rất phù hợp với điều kiện tại địa phương. Bởi, ngoài việc sử dụng thức ăn công nghiệp cá rô phi còn sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp như cám bắp, cám gạo… Từ đó làm giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình”. Bên cạnh đó, cá Rô phi là nguồn thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn, dễ tiêu thụ, giá cả tương đối ổn định.
Mô hình nuôi lồng ghép cá rô phi là chính thực hiện thành công là cơ sở nhân rộng đối với cá hộ dân nuôi cá nước ngọt tại địa phương. Vì vậy, bà con đã có đề xuất các cấp chính quyền cũng như cơ quan chuyên ngành cần tuyên truyền và có kế hoạch định hướng xây dựng mô hình ở diện rộng, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong toàn tỉnh có nguồn thức ăn tận dụng dồi dào hoặc những hộ có diện tích mặt nước nuôi lớn mà hạn chế về tài chính… từ đó giúp các hộ nuôi cá nước ngọt tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hồng Duyên