HIỆN TƯỢNG NGÔ KHÔNG HẠT HOẶC KẾT HẠT KÉM
Cập nhật lúc: 22/01/2015
Cập nhật lúc: 22/01/2015
Các giống ngô khác nhau thì phản ứng khác nhau với môi trường. Ngoại trừ yếu tố do chất lượng hạt giống, ngô kết hạt kém hoặc không có hạt gây thiệt hại lớn cho người trồng ngô. Nhằm giúp bà con tránh được tình trạng rủi ro trên ngô, chúng tôi nêu một số nguyên nhân sau:
Các giống ngô khác nhau thì phản ứng khác nhau với môi trường. Ngoại trừ yếu tố do chất lượng hạt giống, ngô kết hạt kém hoặc không có hạt gây thiệt hại lớn cho người trồng ngô. Nhằm giúp bà con tránh được tình trạng rủi ro trên ngô, chúng tôi nêu một số nguyên nhân sau:
1/ Điều kiện thời tiết khí hậu: Trước khi ngô trỗ cờ 2 tuần và trong suốt thời gian trỗ cờ phun râu gặp nhiệt độ không khí trên 350C hoặc ẩm độ không khí dưới 50% hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên làm hạt phấn chết. Giai đoạn phân hóa bông cờ và bắp gặp hạn kéo dài làm lệch thời gian trổ cờ, tung phấn và phun râu. Rét đậm ở thời kỳ trỗ cờ và hình thành bắp cũng gây kết hạt kém. Mưa nhiều, gió to vào thời kỳ tung phấn làm phấn không tung được hoặc ngập nước trong giai đoạn trỗ cờ phun râu làm lệch thời gian tung phấn phun râu dẫn đến kết hạt kém.
2/ Điều kiện đất đai: Đất quá chua, quá phèn hoặc mặn, đất bạc màu lâu ngày không bón phân hữu cơ hoặc đất lấy từ đào ao nuôi cá kết hợp với chế độ bón phân không hợp lý cũng sẽ xãy ra hiện tượng ngô không hạt.
3/ Do sâu bệnh gây hại: Rệp cờ là đối tượng thường làm cho phấn không tung được hoặc sâu đục thân cắn đứt toàn bộ râu ngô làm ngô kết hạt kém. Do trồng quá dày không đúng qui cách tán lá giao nhau râu không nhận phấn.
Các biện pháp phòng tránh hiện tượng ngô không hạt hoặc kết hạt kém:
1- Thời vụ trồng: Chọn thời điểm xuống giống thích hợp để tránh ngô trỗ cờ phun râu gặp nắng nóng hay rét đậm.
2- Nước tưới: Đảm bảo cho ngô được tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn trỗ cờ phun râu, đặc biệt vụ đông xuân tưới nước vào buổi chiều mát tránh ngô bị sốc nhiệt.
3- Tiêu nước: Đảm bảo ruộng ngô được thoát nước tốt nếu gặp mưa lớn hoặc ngập trong giai đoạn 1-2 tuần trước trỗ cờ.
4- Kỹ thuật canh tác: Trồng đúng khoảng cách mật độ, bón phân đầy đủ và bón cân đối phân NPK, bón phân hữu cơ. Đất chua bón thêm vôi.
5- Sâu bệnh: Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu, rệp kịp thời. Phòng trừ sâu đục thân, rệp cờ nên rắc thuốc hạt vào loa kèn giai đoạn cây 7-8 lá và trước trỗ cờ. Hải Đăng – Phòng Cây Trồng