Ghi nhận từ Mô hình tái canh cà phê vối Tại huyện Cư kuin của TTKN Đắklắk
Cập nhật lúc: 21/06/2017
Cập nhật lúc: 21/06/2017
Trong nhiều năm qua ngành cà phê Đắk Lắk đã có những bước phát triển đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Ngành cà phê đã tạo được nhiều việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho đại bộ phận người lao động đặc biệt là nông dân ở vùng Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Trong nhiều năm qua ngành cà phê Đắk Lắk đã có những bước phát triển đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng. Ngành cà phê đã tạo được nhiều việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho đại bộ phận người lao động đặc biệt là nông dân ở vùng Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành cà phê vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và sự phát triển thiếu bền vững tại nhiều địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là việc ứng dụng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong thực tế sản xuất, nhất là việc trồng lại cà phê trên những diện tích đã canh tác trước đây, từ những vấn đề nêu trên việc xây dựng các mô hình tái canh cà phê như thế nào để giúp bà con nông dân địa phương là điều hết sức cần thiết hiện nay.
Chính vì vậy trong năm 2016 Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk đã mạnh dạn phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Cư kuin xây dựng mô hình tái canh cà phê vối tại xã Đray Bhăng và xã Ea Ktur huyện Cư Kuin với tổng diện tích 2.8 ha.
Theo sự phân công của Trung tâm. Trạm khuyến nông huyện Cư Kuin sẻ chịu trách nhiệm khảo sát chọn hộ, hướng dẫn kỹ thuật tái canh cà phê cho bà con nông dân tham gia mô hình và địa phương nơi xây dựng mô hình. Theo dõi việc xây dựng và kiểm tra tiến độ thực hiện mô hình: Chọn hộ làm mô hình là nông dân phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất cà phê, có khả năng đầu tư cho mô hình, có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt kinh nghiệm đến đông đảo bà con nông dân cần học hỏi kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác xây dựng mô hình theo các tiêu chí đề ra.
Qua hơn một năm theo dõi, 02 hộ tham gia mô hình đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo về tiến độ, đáp ứng đủ về số lượng vật tư, phân bón theo định mức phê duyệt.
Việc xây dựng 2,8 ha mô hình tái canh cà phê vối tại huyện Cư Kuin, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác từ các khâu :(giống, bón phân,cây che bóng, thuốc bảo vệ thực vật ...). Để đảm bảo cho mô hình thành công cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống năm thứ 1 đạt trên 95%, không bị phơi nhiễm bệnh dịch làm cơ sở cho việc đảm bảo năng suất cao và ổn định trong thời kỳ kinh doanh. Trung tâm khuyến nông và Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, cho 40 người tham gia trong và ngoài mô hình, nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cà phê của nông dân, nhân rộng phát triển mô hình ra sản xuất.“ Mô hình thực hiện trên nguyên tắc kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân tự nguyện tham gia mô hình”. Ngân sách nhà nước đầu tư thông qua TTKN hỗ trợ 100% kinh phí về giống, một phần kinh phí về vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm thu hoạch người xây dựng mô hình được hưởng 100%, phương án đầu tư không thu hồi vốn.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông kiểm tra vườn cà phê tái canh
Nhằm đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện mô hình trồng cà phê tái canh vào ngày 4/6/2017. Đ/ c Giám Đốc Trung tâm Khuyến nông đã tham quan thực tế và kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình xây dựng mô hình; Thăm hỏi động viên những hộ nông dân tham gia thực hiện để tiếp tục đầu tư ( vật tư, phân bón) cho mô hình; nhằm đảm bảo việc triển khai mô hình tái canh cà phê của TTKN Đắk lắk tại 02 hộ nông dân có tâm huyết.
Sau hơn 01 năm triển khai ; Tuy diện tích đầu tư tái canh không lớn nhưng sự tác động và lợi ích mang lại của mô hình bằng thực tiễn đã thu hút sự quan tâm của bà con sản xuất cà phê tại địa bàn Cư Kuin; và nơi đây cũng là điểm đến để bà con nông dân tại địa phương cùng giao lưu chia xẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tái canh cà phê hiện nay như thế nào để có được kết quả tốt nhất.
Bài toán về tái canh & sản xuất cà phê bền vững tại địa phương; dưới sự đầu tư, hổ trợ và giám sát việc thực hiện của TTKN đã có câu trả lời của bà con Nông dân & các hộ gia đình tham gia mô hình về những vấn đề liên quan góp phần vào sự phát triển bền vững cây cà phê tại địa phương Đắklắk.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông cùng các hộ tham gia mô hình
Đinh Kim Huệ - Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk