Gắn sản xuất với thị trường, từ lò ấp trứng thủ công trở thành công ty
Cập nhật lúc: 04/10/2017
Cập nhật lúc: 04/10/2017
Năm 2006 khởi nghiệp tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar là trại giống với lò ấp công suất500 trứng mỗi lần. Đến năm 2008, để từng bước chủ động và đảm bảo chất lượng con giống, trại Nguyệt Thơ đầu tư nuôi 38 con gà giống cấp cụ kỵ.
Năm 2006 khởi nghiệp tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar là trại giống với lò ấp công suất 500 trứng mỗi lần. Đến năm 2008, để từng bước chủ động và đảm bảo chất lượng con giống, trại Nguyệt Thơ đầu tư nuôi 38 con gà giống cấp cụ kỵ. nghiệp tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar là trại giống với lò ấp công suất 500 trứng mỗi lần. Đến năm 2008, để từng bước chủ động và đảm bảo chất lượng con giống, trại Nguyệt Thơ đầu tư nuôi 38 con gà giống cấp cụ kỵ.
Sau một thời gian đúc kết kinh nghiệm trong công tác sản xuất con giống, để nâng cao khả năng sản xuất và đảm bảo chất lượng gà giống, trại Nguyệt Thơ đã xác định phát triển mô hình chăn nuôi khép kín, làm chủ hoàn toàn quy trình chăn nuôi và sản xuất theo chuỗi giá trị bao gồm chuồng trại, con giống, thức ăn, chăm sóc, thú y và thị trường. Đến ngày 03/11/2014 trại giống phát triển thành công ty trách nhiệm hữu hạn giống gia cầm Nguyệt Thơ (Công ty Nguyệt Thơ).
Năm 2014, khi trở thành công ty Trách nhiệm hữu, hạn Quy mô đàn bố mẹ chỉ là 5.000 con nhưng công ty đã áp dụng hàng loạt quy trình tiên tiến vào sản xuất:
Đầu tiên, cơ bản nhất là xác định chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh nên chuồng trại được thiết kế và xây dựng hướng theo tiêu chuẩn Việt GAPH, xây dựng hệ thống chuồng kín có hệ thống lọc không khí và làm lạnh.
Về kỹ thuật: Công ty có 4 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và 10 công nhân lành nghề. Có quy trình chăm sóc cho từng lứa tuổi của gà từ 0 ngày tuổi đến xuất chuồng và quy trình nuôi gà sinh sản, gà thương phẩm.
Về con giống, xác định chất lượng con giống cung cấp ra thị trường là uy tín để doanh nghiệp tồn tại, công ty đã đầu tư xây dựng đàn gà con giống cụ kỵ - ông bà – bố mẹ - thương phẩm với thương hiệu gà “Nguyệt Thơ”.
Về thức ăn: để giảm các chi phí đầu vào, giảm giá thành con giống cung cấp cho bà con nông dân, công ty chủ động sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để phối trộn thức ăn cho từng đối tượng gà nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.
Mặt khác để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh cho đàn gà, hạn chế sử dụng kháng sinh công ty cũng đã ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi để tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Về công tác thú y: đây là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp chăn nuôi nên công ty luôn quan tâm đến việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh, công ty đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch với 2 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với gà là cúm gia cầm H5N1 và bệnh Niu – Cát – Xơn.
Để phát triển công ty cũng chú trọng giải quyết vấn đề môi trường chăn nuôi, công ty đã ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải nên giảm thiểu về ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, cung cấp nguồn phân hữu cơ tốt góp phần cải tạo đất cho các loại cây trồng.
Công ty Nguyệt Thơ đã đầu tư cơ bản về kỹ thuật, chuồng trại, con giống, thức ăn, nhưng để khai thác hết tiềm năng và mở rộng sản xuất cần có thị trường, thị trường con giống chính là nông dân chăn nuôi gà thương phẩm.
Nông dân cần cù, chịu khó nhưng thiếu kỹ thuật, khó có khả năng tiếp cận thị trường, để nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi cần phải hỗ trợ họ giải quyết hai vấn đề cơ bản này.
Về kỹ thuật: Công ty thường xuyên tư vấn về quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho đàn gà của khách hàng để giảm rủi ro, tạo ra sản phảm an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Về thị trường: Đây là yếu tố quyết định hàng đầu, do đó công ty xác định để phát triển phải gắn giữa sản xuất với thị trường.
Thực tế, người chăn nuôi có thể sản xuất sản phẩm gà thịt đảm bảo chất lượng cung cấp cho xã hội nhưng đa phần không thể chủ động trong việc tiếp cận thị trường. Để giúp nông dân giải bài toàn này, công ty đã chủ động liên kết với các cơ sở giết mổ ở thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Đà Nẵng … để bao tiêu sản phẩm cho khách hàng nhằm ổn định đầu ra cho đàn gà thương phẩm của công ty cung ứng ra thị trường. Trong những năm qua công ty đã bao tiêu được 60% trên tổng số gà giống thương phẩm do công ty cung ứng.
Nhờ gắn trách nhiệm, quyền lợi của công ty với quyền lợi của người chăn nuôi gà nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đến nay đàn gà giống của công ty đã lên đến 24.000 con, hàng năm ấp nở hơn 400.000 quả trứng, trung bình mỗi tháng công ty sản xuất 300.000 con giống gà đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.
Những cố gắng của công ty đã đem lại lợi nhuận không nhỏ, năm 2016 mỗi tháng công ty có lãi khoảng 500 triệu đồng, trong đó 250 triệu đồng từ 250 nghìn con giống, mỗi con lãi 1.000 đồng, 15 nghìn con gà thịt, mỗi con lãi 15 nghìn đồng công ty lại có lãi thêm 225 triệu đồng, ngoài ra từ tiền bán phân hữu cơ cơ hàng tháng công ty cũng thu thêm khoảng 25 triệu đồng
Trong thời gian tới, công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ gà thịt để có thể bao bao tiêu 80 -90% số gà thịt của khách hàng, xây dựng lò mổ gia cầm và kho cấp đông để tạo ra chuỗi giá trị cho ngành chăn nuôi gà của công ty. Đăng ký với cục trí tuệ xây dựng nhãn hiệu gà thịt “Nguyệt Thơ” để tạo thương hiệu cho giống gia cầm do công ty sản xuất.
Để đạt được những mục tiêu phát triển của công ty, để ngành chăn nuôi gà phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, để sản phẩm thịt gà của chúng ta đảm bảo chất lượng và có sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, công ty và bà con chăn nuôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các nhà khoa học của viện, trường đại học, các cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp liên quan trong ngành nhiều hơn nữa.
Đàn gà giống của công ty Nguyệt Thơ
Nguyễn Văn Nam - TTKN Đắk Lắk