ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ LIÊN NGÀNH
Cập nhật lúc: 14/10/2020
Cập nhật lúc: 14/10/2020
Vừa qua, tại Thành phố Huế, FAO phối hợp với Cục Thú y tổ chức khóa “Đào tạo truyền thông nguy cơ” cho các cán bộ truyền thông đến từ Cục thú y, Chi cục thú y/Chăn nuôi và thú y thuộc vùng III, vùng V; Chi cục Kiểm lâm và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp của nhiều nước đã phải gồng mình chống lại dịch bệnh trên động vật và khắc phục những hậu quả đáng kể đối với nền kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực thú y đã có nhiều năm phối hợp với ngành y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những hậu quả từ dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật để bảo vệ sức khỏe cho con người, vật nuôi và môi trường.
Từ những tác động gây tử vong gần đây như Ebola, hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (Mers), bệnh Zika, Cúm gia cầm H5N1 độc lực cao, Tổ chức lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cùng với Tổ chứcY tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã phối hợp chống lại các mối đe dọa sức khỏe lây truyền từ động vật đó bằng các chiến lược và chính sách quản lý nguy cơ đối với sức khỏe. Xây dựng khả năng phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi cho các quốc gia thông qua phát triển năng lực phòng ngừa và ứng phó là cần thiết. Các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan quản lý của ngành y tế và thú y đều đánh giá cao về tầm quan trọng của truyền thông đối với phòng chống dịch bệnh đều có thành phần quan trọng cần thực hiện là truyền thông nguy cơ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều hoạt động phối hợp giữa các cơ quan liên quan để hỗ trợ các cán bộ quản lý của cả lĩnh vực thú y và y tế công cộng về truyền thông trong phòng chống các bệnh có người từ động vật.
Vừa qua, tại Thành phố Huế, FAO phối hợp với Cục Thú y tổ chức khóa “Đào tạo truyền thông nguy cơ” cho các cán bộ truyền thông đến từ Cục thú y, Chi cục thú y/Chăn nuôi và thú y thuộc vùng III, vùng V; Chi cục Kiểm lâm và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Giảng viên và các học viên khóa đào tạo chụp hình kỷ niệm
Mục tiêu của truyền thông nguy cơ là mọi người đều nhận thức được nguy cơ và cùng tham gia thực hiện để giảm thiểu tác động của các mối đe dọa từ dịch bệnh, bảo vệ và phòng ngừa cho con người và vật nuôi.
Ông Nguyễn Tùng - Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Thú y phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc tại khóa tập huấn, ông Nguyễn Tùng (Trưởng phòng Kế hoạch – Cục Thú y) chia sẻ: “Dịch bệnh là mối quan tâm lớn của các cấp các ngành, thì truyền thông nguy cơ là phương tiện đánh giá để giảm thiểu dịch bệnh và có sự phối hợp liên ngành ở các lĩnh vực khác nhau. Sau khóa học này, với những kiến thức được tiếp cận, mỗi học viên chính là những hạt nhân tạo nên mạng lưới để phối hợp truyền thông nguy cơ trong tương lai”.
Nội dung đào tạo được các giảng viên có kinh nghiệm truyền đạt, hướng dẫn cho các học viên về cách triển khai các hoạt động truyền thông nhằm đối phó tình huống khẩn cấp về sức khỏe động vật, xây dựng quy trình hoạt động chuẩn về truyền thông nguy cơ để thực hiện các hoạt động một cách nhất quán, kịp thời trước, trong và sau các dịch bệnh ở động vật; kiểm soát và ứng phó với dịch bệnh ở động vật và dịch bệnh lây truyền giữa động vật và con người.
Bà Nguyễn Thị Hằng- Điều phối viên FAO trao đổi về tổng quan báo chí Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Đoàn-Đại diện cơ quan CITES chia sẻ về phối hợp liên ngành trong quản lý động vật hoang dã
Bên cạnh đó, các học viên đã được tiếp cận các nội dung ở nhiều chuyên đề như: Sự phối hợp liên ngành trong quản lý động vật hoang dã và phòng chống dịch bệnh; Hoạt động khuyến nông trong truyền thông nguy cơ; Một số truyền lây từ động vật sang người thường gặp ở Việt Nam; Hoạt động truyền thông nguy cơ liên ngành; Vai trò của báo chí trong phòng chống dịch bệnh động vật. Đặc biệt, khóa đào tạo còn hướng dẫn học viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào công tác truyền thông như sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube) và các ứng dụng khác vào truyền thông hiệu quả. Mỗi chuyên đề luôn song hành các hoạt động nhóm với nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo cho học viên kỹ năng phân tích đánh giá trong việc phối hợp thực hiện liên ngành.
Các nhóm thảo luận sôi nổi
Đại diện mỗi nhóm trình bày sự phối hợp truyền thông liên ngành
Kết thúc khóa đào tạo, các học viên đánh giá cao các nội dung tập huấn rất thiết thực, kiến thức mới, sát thực tế, ứng dụng được công nghệ 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp và cũng là cầu nối cho sự phối hợp liên ngành Thú y – Khuyến nông – Kiểm lâm trong phòng chống dịch bệnh từ động vật trong thời gian tới.
Y Sỹ - Cao Phúc