Đắk Lắk: Tập huấn “Phụ phẩm khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi”
Cập nhật lúc: 25/11/2015
Cập nhật lúc: 25/11/2015
Vừa qua, Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tổ chức lớp tập huấn đào tạo giảng viên cho các kỹ thuật viên Khí sinh học tỉnh Đắk Lắk về “Phụ phẩm khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi”
Vừa qua Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam tổ chức lớp tập huấn đào tạo giảng viên cho các kỹ thuật viên Khí sinh học tỉnh Đắk Lắk về “Phụ phẩm khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi”
Tại lớp tập huấn, các học viên cùng đánh giá hiện trạng, tác dụng, cách sử dụng phụ phẩm khí sinh học và chất thải chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm về nhận thức của một bộ phận khá lớn của nông dân coi các phụ phẩm khí sinh học (gồm váng, phần lắng đọng ở đáy thiết bị và nước xả) là sản phẩm đã qua sử lý, sử dụng trực tiếp cho cây trồng hoặc nuôi trồng thuỷ sản mà không biết những tác hại của nó đến sức khoẻ con người, môi trường và cây trồng, vật nuôi.
Ngoài ra, với đặc thù riêng của tỉnh Đắk Lắk, sản lượng vỏ cà phê rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra hàng trăm nghìn tấn phân hữu cơ vi sinh có chất lượng cao hàng năm, các học viên của tỉnh đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, quy trình sử dụng phụ phẩm khí sinh học và chất thải chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho nông dân.
Từ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong thực tế sản xuất của các địa phương trên địa bàn tỉnh, các học viên thống nhất các nội dung cần truyền tải đến nông dân để phát huy được tối đa vai trò và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của phụ phẩm khí sinh học và chất thải chăn nuôi đối với môi trường nói chung, cây trồng, vật nuôi nói riêng.
Đây là xuất phát điểm cùng với nhu cầu thực tế của nông dân về chủ đề của lớp tập huấn, các học viên đã đăng ký tổ chức 61 lớp tập huấn để hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng phụ phẩm khí sinh học và chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn, vừa góp phân nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, vừa tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh./.
Văn Nam – Phòng vật nuôi