Biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi ở Đắk Lắk và giải pháp ứng phó
Cập nhật lúc: 02/08/2017
Cập nhật lúc: 02/08/2017
Biến đổi khí hậu là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm với những biểu hiện như : Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất ; Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển......
Biến đổi khí hậu là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm với những biểu hiện như : Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất ; Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển......
Trong những năm gần đây ở Việt nam sự xuất hiện thời tiết cực đoạn như lũ lụt, hạn hán, bão tăng, mưa đá liên tục xảy ra ở nhiều nơi đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Là 1 trong 5 nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu do nằm ở một trong năm vùng bão của thế giới,với khí hậu nhiệt đới gió mùa và có bờ biển dài 3.260 km, chúng ta chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng băng tan ở Hymalay.
Biến đổi khí hậu gây nhiều tác động bất lợi cho sản xuất nông nghiệp của nước ta:
* Trong trồng trọt:
- Nhiều diện tích đất nông nghiệp do mực nước biển dâng, xâm lấn những cánh đồng thấp trũng ven biển. Mùa đông có những đợt rét kéo dài, mùa hè thì hạn hán, nắng nóng, thiếu nước dẫn đến hoang mạc hóa, sa mạc hóa trên những vùng đất cát, đất trống, đồi trọc ảnh hưởng sự sinh trưởng phát triển của cây trồng dẫn đến giảm năng suất sản lượng cây trồng, hiệu quả kinh tế và đe dọa đến an ninh lương thực. Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “gây hại”. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa.
* Trong chăn nuôi:
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của gia súc, gia cầm: Mùa đông rét đậm, rét hại gây chết hàng loạt gia súc, gia cầm; mùa hè nắng nóng kéo dài, thiếu nước làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch trong những năm gần đây như: Cúm gia cầm; tai xanh heo, lở mồm long móng... nhiều bệnh có thể lây truyền sang con người gây ra những căn bệnh nguy hiểm .
* Trong lâm nghiệp
Việt Nam là đất nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, các hệ sinh thái (HST) phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau mà ĐDSH và các HST. Đặc biệt là các HST rừng có ĐDSH cao bị suy thoái trầm trọng. Hiện tượng nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở ĐBSCL. Trong những năm gần đây, tuy rừng có tăng lên về diện tích nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ khoảng 8%.
Tình trạng hạn hán kéo dài đã làm thay đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng; Số lượng quần thể các loài động thực vật quý hiếm ngày càng suy kiệt và nguy cơ tiệt chủng tăng. BĐKH làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng trên đất than bùn, gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, tăng lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển..
Hiện tượng nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản tăng cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao, làm gia tăng nạn phá rừng.
* Trong khai thác và nuôi trồng thủy sản :
Hiện tượng nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện dần bị thu hẹp ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; khả năng cố định chất hữu cơ của Hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do đó chất lượng môi trường sống của nhiều loài thủy sản xấu đi.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, sò ..) bị chết hàng loạt do không chịu nỗi lượng muối thay đổi.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn hải sản, thủy sản phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho động vật nổi, bị hủy diệt làm giảm mạnh động vật nổi. Do đó làm giảm nguồn thức ăn cho động vật tầng giữa và tầng trên. Dồng thời sự thay đổi liên tục của thời tiết làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản như bệnh mềm vỏ ở tôm cua, bệnh đỏ phồng đen mang trên tôm cua, bệnh đốm trắng ở cá…
Biến đổi khí hậu gây nhiều tác động bất lợi cho Chăn nuôi của Đắk Lắk
Là 1 tỉnh ở phía nam Tây nguyên Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125,37 km2, dân số của tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1,9 triệu người. Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột – đô thị loại 1; thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Buk, Krông Păk, Krông Năng, Krông Bông, Ea Súp, Ea H’leo, M’Drăc và Lăk. Khí hậu - thời tiết tỉnh Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang đặc trưng khí hậu cao nguyên, có nền nhiệt độ cao đều trong năm. Tuy không có bão nhưng Đắk Lắk chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ bộ vào Nam Trung bộ gây mưa kéo dài, lượng mưa bình quân năm 1.600 – 2.000 mm và chia làm 2 mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 90 % lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 9 từ 300 – 400 mm, vùng trung tâm cao nguyên Buôn Ma Thuột mưa đến sớm, vùng phía Đông tỉnh mưa kết thúc muộn hơn. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, đặc biệt có nhiều tháng không có mưa hoặc lượng mưa không đáng kể, như tháng 1 và 2, thời kỳ này khí hậu rất khắc nghiệt, nắng nóng và khô hạn kết hợp với gió mùa Đông Bắc thổi mạnh làm tăng sự bốc hơi nước gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Phần lớn diện tích tỉnh Đắk Lắk nằm phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình đa dạng xen kẽ đồi núi với bình nguyên và thung lũng gồm các dạng (Địa hình núi cao; vùng cao nguyên; vùng đất thấp trũng) đã tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, cho phép bố trí các loại cây trồng, vật nuôi phong phú.
a. Tình hình chăn nuôi tại Đắk Lắk
Trong những năm gần đây, mặc dù trong điều kiện biến đổi khí hậu có những bất lợi cho chăn nuôi như: nhiều loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra: Cúm gia cầm; heo tai xanh, lở mồm long móng ...) và giá một số loại nông sản và thức ăn chăn nuôi giữ ở mức cao nhưng ngành chăn nuôi tại Đắk Lắk vẫn phát triển tương đối ổn định cả về số lượng đầu con và sản lượng thịt hơi các loại, đã đáp ứng được nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh.
Hiện trạng đàn gia súc, gia cầm từ (2012-2015)
ĐVT: Nghìn con
Hạng mục |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Đàn trâu |
32,10 |
33,75 |
35,22 |
34,88 |
Đàn bò |
158,50 |
165,72 |
180,81 |
196,65 |
Đàn heo |
701,50 |
731,85 |
724,99 |
751,89 |
Đàn gia cầm |
8.027,70 |
8.622,75 |
9.596,07 |
9.721,95 |
b. Các hình thức tổ chức chăn nuôi:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại 03 hình thức chăn nuôi: Quy mô nhỏ lẻ phân tán, quy mô gia trại và quy mô trang trại.
- Quy mô nhỏ lẻ phân tán theo hộ gia đình là hình thức chăn nuôi chủ yếu trong cộng đồng dân cư nông thôn hiện nay, bình quân mỗi hộ nuôi 2 – 3 con đối với trâu, bò, 6 – 10 con đối với lợn và 50 – 100 con đối với gia cầm. Đây là hình thức chăn nuôi của những hộ có ít vốn, đầu tư thấp, con giống thường không được chọn lọc, thức ăn chủ yếu là dạng thức ăn sẵn có trong tự nhiên, như trâu bò được chăn nuôi ngoài bãi chăn thả, gia cầm tự kiếm thức ăn ngoài vườn, còn thức ăn cho chăn nuôi lợn thường tận dụng thức ăn dư thừa, các phế phẩm trồng trọt và các loại thức ăn tự sản xuất như cám gạo, bột ngô, bột sắn, rất ít cho ăn thức ăn bổ sung, chuồng trại xây dựng đơn giản, không có hệ thống xử lý chất thải, lao động tận dụng lao động nông nhàn trong gia đình. Hình thức chăn nuôi này chất lượng sản phẩm thấp, hiệu quả sản xuất không cao, phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quy mô gia trại (quy mô vừa): Hình thức chăn nuôi này quy mô đầu con đã tăng lên: Trâu, bò: 20 – 30 con, lợn: 50 – 100 con, gia cầm dưới 5.000 con, phù hợp với những hộ có mức kinh tế trung bình, nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi chủ yếu là vốn tự có của gia đình. Hình thức chăn nuôi này đã mang tính sản xuất hàng hóa, con giống đã có sự chọn lọc và sử dụng những giống tốt, có chất lượng cao, thức ăn cho chăn nuôi đã có sự thay đổi với trâu bò, ngoài sử dụng thức ăn tự nhiên trên cỏ trồng, rơm hoặc phụ phế phẩm trồng trọt, đối với chăn nuôi lợn và gia cầm, ngoài thức ăn tự sản xuất như cám gạo, ngô, sắn, còn đầu tư cho ăn thức ăn công nghiệp, lao động chuyên trách cho chăn nuôi, do biết áp dụng các tiến bộ công nghệ vào chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng dịch đầy đủ nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán cao hơn nên hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
+ Quy mô trang trại: Là hình thức chăn nuôi tiên tiến mang tính sản xuất hàng hóa, hình thức này đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, nên ngoài nguồn vốn tự có còn huy động vốn của người thân và vay thêm ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng của nhà nước, hình thức nuôi gia công . Mỗi trang trại nuôi từ: 150- 500 con trâu bò, 500 – 2000 con lợn, 2000 – 35000 con gia cầm. Phương thức chăn nuôi này chủ trang trị đã có hiểu biết về kỹ năng và ứng dụng các tiến bộ công nghệ cao nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng, đã sử dụng các giống có năng suất chất lượng cao như các giống bò lai chuyên thịt (Brahman, Red Angus, BBB, Charoline, Abondance), heo siêu nạc, gà chuyên trứng, chuyên thịt. Sản xuất đã mang tính công nghiệp, chuồng trại được xây dựng đúng quy cách, đầu tư trang thiết bị đồng bộ như nuôi heo lồng, có hệ thống máng ăn, máng uống tự động, có hệ thống quạt gió đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Trong chuồng nuôi, có hệ thống xử lý chất thải bằng hầm Biogaz, sử dụng toàn bộ thức thức ăn công nghiệp đối với nuôi lợn và gà. Trâu bò ngoài chăn thả trên bãi chăn, chủ trang trại có bố trí đất trồng cỏ để cho ăn bổ sung và dự trữ trong mùa khô, thực hiện tốt công tác phòng dịch, có chế độ tiêm phòng định kỳ hàng năm đầy đủ, lao động ngoài sử dụng lao động gia đình còn phải thuê thêm lao động chăm sóc nuôi dưỡng. Do đầu tư đồng bộ trang thiết bị và áp dụng các phương pháp nuôi dưỡng tiên tiến, các hộ trang trại đã liên kết, hỗ trợ, có thị trường tiêu thụ ổn định nên đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho người lao động, môi trường được cải tiện tốt hơn.
c. Thu nhập trong chăn nuôi:
Trong cơ cấu thu nhập hiện nay của hộ gia đình ở nông thôn, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tuỳ từng hình thức chăn nuôi, quy mô sản xuất mà có thu nhập khác nhau. Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thu nhập không nhiều, chỉ mang tính phụ trợ, nhưng chăn nuôi với quy mô trung bình và quy mô lớn thì thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao trong các nguồn thu nhập của nông hộ và là phần thu nhập chính trong gia đình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, hạn hán liên tục xảy ra ngày càng trầm trọng, lượng mưa hàng năm giảm, mùa mưa hết sớm, mùa khô kéo dài khắc nghiệt, nguồn nước tưới cho cây trồng (cà phê; tiêu; lúa ..) vô cùng căng thẳng ở nhiều vùng trong tỉnh; nhiều diện tích bị mất trắng. Đặc biệt là việc nuôi trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế (bò, trâu, nai , dê, thỏ …) góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa trong toàn tỉnh. Trong chăn nuôi trâu , bò, dê nguồn thức ăn vào mùa khô là trở lực lớn đối với sự phát triển chăn nuôi của tỉnh. Để giúp cho người chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu trong góc độ của những người làm công tác khuyến nông chúng tôi đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu như sau:
+ Giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu:
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH ở tất cả các cấp các ngành và người dân (thông qua trao đổi trên Trang thông tin điện tử khuyến nông, qua các lớp huấn luyện, đào tạo,dạy nghề cho nông dân). Tích cực bảo vệ rừng, trồng rừng. Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khuyến khích sử dụng công nghệ xanh, sạch.
+ Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi và bố trí thời vụ phù hợp.
- Sử dụng có hiệu quả, có quy hoạch nước tưới. Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp.
- Phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt: chịu mặn, lụt, hạn…
- Bảo tồn và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi địa phương; thành lập các ngân hàng giống.
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăn nuôi phù hợp với biến đổi khí hậu. Áp dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi theo hướng vietgap.
- Có kế hoạch phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cho các vùng trong điểm trong tỉnh.
- Tuyên truyền cho bà con áp dụng công nghệ Viet GAPH trong chăn nuôi, tuyệt đối không sử dụng chất tạo nạc, tăng trọng trong chăn nuôi.
- Xây dựng các hầm Biogas, đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi.
- Yêu cầu các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất thức ăn và các lò mổ phải có hệ thống xử lý rác thái đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phải cẩn trọng khi du nhập các giống vật nuôi ngoại lai vào chăn nuôi, hạn chế việc du nhập các giống vật nuôi không phù hợp với điều kiện địa phương, gây hại cho các loài vật nuôi bản địa.
- Tuyên truyền cho bà con khi xảy ra dịch bệnh phải xử lý xác chết động vật theo đúng quy định, tuyệt đối không được ném xác chết động vật bừa bãi ngoài đồng, ao, hồ, sông suối...
Đ/c Ngô Nhân- GĐ TT KN Tỉnh Đắk Lắk.