BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Cập nhật lúc: 07/03/2019
Cập nhật lúc: 07/03/2019
Từ ngày 01/2 – 03/3/2019, theo thống kê của Cục Thú y, Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 202 hộ của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dịch lan rộng chưa thực sự hiệu quả, dịch bệnh có xu hướng lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn bà con chủ động ứng phó, phát hiện dịch bệnh và các biện pháp xử lý kịp thời trong tình hình hiện nay như sau:
Dịch tả lợn châu phi là gì?
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut ra; bệnh lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp mầm bệnh và xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại heo, bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư…), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và con người; vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; gây thiệt hại lớn về kinh tế với tỷ lệ chết trên lợn cao lên đến 100%; bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở trên người.
Triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Thể quá cấp tính là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
- Thể cấp tính là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao 40,5-42oC, trong 2-3 ngày đầu tiên. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rủ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong , di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể màu sẫm xanh tím.
Trong 1-2 ngày trước khi chết, có triệu chứng thần kinh, dic huyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi có lần máu hoặc táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu.
Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang tahi có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút mãn tính thường không có triệu chứng nhưng chúng sẽ là vật mang vi rút DTLCP trong suốt cuộc đời.
- Thế á cấp tính gây ra bởi vi rút có độc lực trung bình. Bệnh kéo dài 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim thì lợn có thể sẽ chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết tỏng vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70%. Lợn có thể khỏi bệnh hoặc bị bệnh mãn tính.
- Thể mãn tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp, chủ yếu đưuọc tìm thấy ở Angola và Châu Âu. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ chết thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trơ thành dạng mãn tính
Biện pháp phòng chống dịch bệnh
Hiện nay, trên thế giới chưa có vaccin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.
* Khi chưa phát hiện dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Cần thực hiện tốt kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
- Tăng cường vệ sinh sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối ra vào khu vực chăn nuôi, hố phân….., các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi
- Thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát công tác quản lý, hạn chế người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi
- Chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo đúng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn, thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn lợn.
- Không mua gia súc không rõ nguồn gốc. Phải có khu cách ly riêng khi nhập lợn mới về giám sát tình hình sức khỏe đàn lợn hàng ngày để đưa ra giải pháp kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh
- Có biện pháp diệt côn trùng, động vật gặm nhấm trong khu vực chăn nuôi, không cho các con vật nuôi khác (chó, mèo….) ra vào khu vực chăn nuôi
* Khi có phát hiện lợn chết: Bà con cần cách ly và báo ngay với cán bộ thú y và chính quyền địa phương để phối hợp xử lý. Không tổ chức giết thịt, buôn bán và vận chuyển lợn bệnh, lợn chết ra khỏi vùng dịch. Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của cán bộ thú y và chính quyền địa phương.
Cao Phúc
(Nguồn TTKNQG)