ANH CÁN BỘ ĐOÀN VƯƠN LÊN LÀM KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
Cập nhật lúc: 03/10/2016
Cập nhật lúc: 03/10/2016
Trong những năm gần đây, không riêng gì địa bàn huyện M’drak mà cả tỉnh Đăk Lăk đều có thời tiết rất khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nguồn nước cạn kiệt nên việc làm nông nghiệp nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí quyết tâm của người cán bộ đoàn, anh Ngô Minh Dự, phó bí thư chi đoàn thôn 18, xã Cư M’ta, huyện M’drak không đầu hàng trước hoàn cảnh vươn lên làm kinh tế.
ANH CÁN BỘ ĐOÀN VƯƠN LÊN LÀM KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
Trong những năm gần đây, không riêng gì địa bàn huyện M’drak mà cả tỉnh Đăk Lăk đều có thời tiết rất khắc nghiệt, nhiệt độ cao, nguồn nước cạn kiệt nên việc làm nông nghiệp nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí quyết tâm của người cán bộ đoàn, anh Ngô Minh Dự, phó bí thư chi đoàn thôn 18, xã Cư M’ta, huyện M’drak không đầu hàng trước hoàn cảnh vươn lên làm kinh tế.
Không giống như bao bạn cùng trang lứa khác, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thi tiếp lên đại học mà anh đi học và lái xe tải thuê. Sau một thời gian anh thấy cuộc sống nay đây mai đó vất vả, thu nhập không được là bao anh quyết tâm về quê nhà tiếp tục công việc đồng áng, làm vườn cùng cha mẹ. Diện tích đất gia đình rộng 2 ha nhưng nền đất không tốt nên nếu trồng hoa màu mà không có mưa thì không những mất công làm mà còn mất luôn phần đầu tư, nhưng nếu mưa nhiều quá thì cây cũng bị úng nước mà chết. Anh cũng đã tính đến việc trồng cỏ nuôi bò nhưng không có giống cỏ nào phát triển được trên nền đất ấy. Với sự quyết tâm cao, nghị lực vượt khó, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sau khi tìm hiểu trên các kênh thông tin đại chúng về tấm gương làm kinh tế giỏi cùng với sự ủng hộ và nguồn vốn ban đầu của gia đình, anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê, thỏ sinh sản.
Vì anh biết, dê và thỏ là loài ăn tạp nếu không có cỏ thì các loại lá khác như là mít, lá mía, lá tràm, lá xoan, lá sung, lá chuối, lá khoai lang…đều làm được thức ăn. Mà với nền đất nhà anh thì các loại cây đó vẫn trồng và phát triển được. Ban đầu vì chưa có kinh nghiệm nên anh chỉ đầu tư nuôi 28 con dê mẹ sinh sản, 2 dê bố và 10 thỏ bố mẹ. Với diện tích chuồng trại khoảng 300 m2 cho dê, 30 m2 nuôi thỏ, diện tích đất còn lại một nửa để làm sân chơi cho dê, một nửa trồng một số cây làm thức ăn cho chúng.
Nghe tiêng vỗ tay của anh Dự đàn dê đàn dê nháo nhác chạy về chuồng đòi ăn
Vì áp dụng nuôi đúng quy trình kỹ thuật nên đàn dê và thỏ đều phát triển tốt, ít bệnh tật, sinh sản nhanh, số lượng sinh sản nhiều. Năm đầu tiên, đàn dê đã cho ra 14 cặp dê con, giá bán trên thị trường khoảng 5 triệu đồng/cặp. Với thỏ thì chúng sinh sản nhanh hơn, mỗi cặp thỏ sau khi nuôi 5 tháng đã bắt đầu sinh sản. Một năm mỗi cặp thỏ bố mẹ sẽ đẻ khoảng 10 lứa, mỗi lứa 5 đến 7 con, tính ra 10 thỏ bố mẹ sẽ sinh sản được khoảng 600 con, khi xuất bán trung bình mỗi con khoảng 3kg, giá bán cho cửa hàng và bà con trong xã làm thịt từ 60 – 70 nghìn đồng/kg.
Tính đến thời điểm này, sau một năm đầu tư chăn nuôi thì trang trại của anh sau khi trừ tất cả các loại chi phí như thức ăn, thuốc, vacin, điện nước thì thu lãi khoảng 70 triệu đồng. Anh dự tính sang năm tới sẽ mở rộng quy mô diện tích nâng đàn dê lên khoảng 40 con dê mẹ và gấp đôi cặp thỏ bố mẹ.
Không những chịu khó vươn lên làm kinh tế gia đình, anh Ngô Minh Dự còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn tại địa phương. Không những thế, với kinh nghiệm có được trong quá trình làm kinh tế anh luôn sẵn lòng chia sẻ với mọi người. Với những cố gắng, nỗ lực của mình hi vọng rằng anh Dự sẽ đưa trong trại của mình ngày một phát triển, là tấm gương sáng cho thanh niên làm kinh tế giỏi, đồng thời cống hiến ngày càng nhiều cho công tác đoàn tại địa phương.
Nguyễn Phượng (Mdrak)