• Tìm chúng tôi trên

HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

01/06/2021 16:50:37 GMT+7

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò tại Hà Nội gồm các tỉnh thành đã và đang có dịch dùng phát mạnh và những tỉnh thành có nguy cơ bùng phát dịch, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.

Tham dự và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đồng chủ trì cùng có đồng chí Phạm Văn Đông Cục trưởng Cục thú y.

Quang cảnh tại điểm cầu Hà Nội

Hiện nay, cả nước có 1.419 ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò chưa qua 21 ngày tại 201 huyện của 27 tỉnh, thành phố với 48.465 con gia súc mắc bệnh và  7.027 con gia súc chết và tiêu hủy, dịch xảy ra nặng nhất tại tỉnh Hà Tĩnh (208 xã, 17.420 con trâu bò mắc bệnh, trong đó có 2.541 con chết, tiêu hủy), tiếp đến là tỉnh Quảng Bình (112 xã, 8.571 con mắc bệnh, chết và tiêu hủy 921 con), Nghệ An (323 xã, 7.296 con mắc bệnh, 1.559 con chết và tiêu hủy), Thanh Hóa (314 xã, 6.575 gia súc mắc bệnh và 1.329 con chết, tiêu hủy). Đứng trước nguy cơ dịch bệnh viên da nổi cục tiếp tục phát sinh và lây lan trên diện rộng trong thời gian tới, việc chỉ đạo triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các tỉnh, thành phố là vấn đề cấp bách.

Tại điểm cầu Đắk Lắk, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê K’Nơng chủ trì cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các chi cục, trung tâm có liên quan tham dự hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk

Tại hội nghị, các đại biểu đã cập nhật tình hình thực tế về diến biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò; những vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất hiện nay là mối nguy cơ, khó khăn vướng mắc, giải pháp thực hiện trong phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu phòng dịch Covi-19 nhằm đảm bảo ổn định sản xuất cho người dân. Tại hội nghị, Cục Thú y đã đánh giá đưa ra một số khó khăn vướng mắc trong việc phòng chống dịch bệnh hiện nay và đưa ra bài học kinh nghiệm cùng một số chính sách và văn bản hỗ trợ, giải pháp thực hiện để giúp cho ngành thú y trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh như sau:

KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Sự quan tâm chỉ đạo ở một số địa phương chưa quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định:

- Chưa tổ chức giám sát phát hiện dịch bệnh, chưa thực hiện công bố dịch theo quy định, chưa kiểm soát xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định dẫn đến tình trạng lây lan và dây dưa kéo dài.

- Nhiều địa phương chưa có kế hoạch, chưa kịp thời bố trí kinh phí hoặc kinh phí không đủ theo nhu cầu, nguồn nhân lực tại chỗ chưu đáp ứng với tình hình dịch bệnh ở các địa phương; thủ tục mua vaccin cần rất nhiều thời gian, thời điểm tiêm phòng vaccin ở các điểm khác nhau; việc tiêm phòng rất khó khăn do không có hoặc có thú y cơ sở nhưng mức thù lao và hỗ trợ tiêm phòng rất thấp so với công lao động phổ biến hiện nay.

2. Chăn nuôi trâu bò phần lớn là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi thả rông; ý thức tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc của một số hộ chăn nuôi chưa cao, ý thức trông chờ ỷ lại từ sự hỗ trợ của nhà nước, không chấp hành và không tuân thủ các biện pháp và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong phòng chống dịch.

3. Hệ thống thú y các cấp chưa được kiện toàn do đó chưa đảm bảo nguồn nhân lực đặc biệt là hệ thống thú y cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.

Hội nghị đã đúc rút ra được các bài học kinh nghiệm dựa trên tình hình dịch bệnh đã xảy ra ở các địa phương, đặc biệt là địa phương đã và đang xảy ra dịch, địa phương có nguy cơ cao đã tổ chức kiểm soát có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Một là, nhận thức đầy đủ, quan tâm đúng mức, chỉ đạo kịp thời của chính quyền các cấp, sự chủ động, phối hợp triển khai có hiệu quả của người chăn nuôi, các doanh nghiệp chăn nuôi trong phòng chống dịch bệnh.

Hai là, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến dịch bệnh của các địa phương. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện sớm và xử  lý triệt để ngay khi mới phát hiện gia súc bị bệnh, chăm sóc và điều trị gia súc, vệ sinh sát trùng và tiêu diệt các yếu tố truyền bệnh….

Ba là, chủ động bố trí kinh phí của địa phương để mua vaccin và triển khai tiêm phòng sớm, kịp thời rà soát tiêm phòng bổ sung cho gia súc mới nhập về. Thực hiện tiêm phòng bệnh VDNC cho đàn gia súc sẽ cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

- Điều 23 Luật thú y quy định về kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật với nguồn ngân sách nhà nước

- Khoản 2 điều 6 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật và quy định nội dung chi từ ngân sách nhà nước để mua sắm trang thiết bị, thuốc thú y( Vacxin, thuốc sát trùng) và chi cho người tham gia phòng chống dịch bệnh.

- Điều 1 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để không phục sản xuất vùng bị thiên tai do thiên tai, dịch bệnh.

GIẢI PHÁP TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Các địa phương, đơn vị cần tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định:

- Cần có kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức phòng chống dịch bệnh VDNC

- Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để  các ổ dịch mới phát sinh không để lây lan ra diện rộng; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường các biện pháp chủ độngphòng dịch, vệ sinh sát trùng và tiêu diệt các  yếu tố trung gian như ruồi, muỗi, ve, mòng…

- Tổ chức giám sát  chặt chẽ việc tập kết, buôn bán trâu bò, sản phẩm từ trâu bò; xử lý nghiêm các trường hợp vạn chuyển buôn bán trái phép, không rõ nguồn gốc.

- Thực hiện kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong phòng chống dịch bẹnh VDNC

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn vệc thực hiện phòng chống dịch bệnh VDNC tại cơ sở.

                                                                                                                                   Y SỸ - TTKN,GCTVN&TS

 

TIN NỔI BẬT