• Tìm chúng tôi trên

Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

30/03/2023 08:25:14 GMT+7

Hoạt động “Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh” rất vinh dự và tự hào lần đầu tiên là một trong 18 hoạt động chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra từ ngày 09/3 đến hết ngày 14/3/2023 đã tổ chức trưng bày hơn 6.500 tác phẩm và đạt được nhiều thành công tốt đẹp.

Cùng với sự phát triển của xã hội, Sinh vật cảnh đã dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển nông thôn, không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần mà còn góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm vừa qua, ngành Sinh vật cảnh của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, không chỉ là một nét đẹp văn hóa có truyền thống lâu đời của ông cha mà được kỳ vọng là một ngành kinh tế sinh thái có vị trí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, Sinh vật cảnh không chỉ đơn thuần là thú chơi mà còn là một loại hình nghệ thuật được hình thành từ nhiều thế hệ trước, một phần văn hóa ứng xử của con người với thiên nhiên bằng tình cảm trân quý, góp phần tôn tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Hoạt động văn hoá Sinh vật cảnh thời gian qua đã được triển khai rộng khắp, với các việc tôn tạo cảnh quan ở địa phương, trường học, công trình văn hoá, di tích lịch sử trưng bày, triển lãm phục vụ nhân dân… Vì vậy đòi hỏi cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa về giá trị nhiều mặt của Sinh vật cảnh Việt Nam.

Hoạt động “Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh” với mục đích nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết quả phong trào hoạt động Sinh vật cảnh của tỉnh Đắk Lắk; thông qua Triển lãm Sinh vật cảnh nhằm khuyến khích phong trào phát triển kinh tế Sinh vật cảnh, giúp người dân và Hội viên làm giàu bền vững, tham gia tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện môi trường; làm đẹp làng, xóm, cộng đồng dân cư, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột xanh, sạch, đẹp, hiện đại; Hợp tác, liên kết với các tổ chức Hội, trung tâm trong việc xây dựng Đề án phát triển Sinh vật cảnh giai đoạn 2023 -2026 trên địa bàn tỉnh và giao lưu, tiêu thụ sản phẩm Sinh vật cảnh với các vùng, miền trong cả nước.

Đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm, trưng bày và hội thi Sinh vật cảnh

Đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, hoạt động “Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh” gồm có 6 nội dung chính như: Hoạt động triển lãm, trưng bày Sinh vật cảnh thu hút sự tham gia đông đảo của 150 nhà vườn, nghệ nhân trong tỉnh và 58 đơn vị từ các tỉnh/thành trong cả nước với 6.500 tác phẩm trưng bày các loại gồm: Cây cảnh (1.200 tác phẩm), Cây phôi (1.500 tác phẩm), Cây hoa các loại (450 tác phẩm), các tác phẩm chế tác từ cây Cà phê (150 tác phẩm), Đá Suseki, Đá Mỹ nghệ, Gỗ lũa (350 tác phẩm), Phong lan (2.500 tác phẩm), Chậu gốm sứ và vật tư phục vụ ngành Sinh vật cảnh; Hội thảo “Thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển Sinh vật cảnh tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2022 - 2027” được tổ chức với hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, nghệ nhân, các nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia có 12 bài tham luận và 5 ý kiến được trình bày tại Hội thảo, đó là những định hướng quý báu giúp cho Hội Sinh vật cảnh tỉnh khơi dậy hướng đi mới trong phong trào Sinh vật cảnh; tổ chức tham quan Nhà vườn Sinh vật cảnh tiểu biểu; Các chương trình Gala trao giải, gặp gỡ và đặc biệt là Hội thi Sinh vật cảnh cho 04 bộ môn: Cây cảnh, Hoa lan, Đá và Gỗ lũa.

Đồng chí Nguyễn Hoài Dương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu chúc mừng tại Lễ Khai mạc “Triển lãm, trưng bày và hội thi Sinh vật cảnh”

Tại Lễ Khai mạc của Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh, đồng chí Nguyễn Hoài Dương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu chúc mừng: “Tôi nhận thấy đây là dịp để các sản phẩm Sinh vật cảnh có giá trị được trưng bày triển lãm, tôn vinh các nghệ nhân Sinh vật cảnh; Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết quả phong trào hoạt động Sinh vật cảnh của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt giới thiệu các tác phẩm chế tác từ cây Cà phê với các tỉnh bạn. Đây cũng là dịp để tạo sân chơi bổ ích cho các nghệ nhân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, kết nối giao lưu thương mại, thúc đẩy thị trường Sinh vật cảnh phát triển; đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân tham quan, thưởng lãm các tác phẩm đặc sắc của nghệ nhân trong và ngoài tỉnh, mang đến cho người xem những nét tươi mới, độc đáo của các vùng miền, qua đó sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào phát triển Sinh vật cảnh tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung thời gian đến”. 

Kết thúc kỳ Triển lãm, với sự bày trí sắp xếp các tác phẩm tham gia triển lãm một cách khoa học, tạo không gian sinh động, hấp dẫn, đã thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi ngày đến thưởng ngoạn. Bên cạnh đó, Hội thi Sinh vật cảnh (Hội thi) được tổ chức với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng, độc đáo, dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân cùng những kỹ nghệ đặc sắc đã tạo ra những tác phẩm sống động, chân thực, hài hòa, tinh tế. Kết quả, Hội thi đã chọn ra những tác phẩm đặc biệt xuất sắc để trao giải gồm có 10 giải Vàng, 14 giải Bạc, 18 giải Đồng, 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 9 giải Ba, 1 Gian hàng trưng bày đẹp, 1 gian hàng trưng bày ấn tượng, 13 giải Ấn tượng và 16 giải Khuyến khích của các bộ môn với tổng giá trị giải thưởng hơn 100 triệu đồng. Hội thi chính là nơi cho các nghệ nhân cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ kỹ thuật, giúp nghệ nhân trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, tạo sân chơi lành mạnh, không khí vui tươi, phấn khởi, bổ ích, góp phần lan tỏa niềm đam mê Sinh vật cảnh cho tất cả nghệ nhân, nhà vườn. Ngoài ra, đến với hoạt động Triển lãm còn có các tác phẩm bon sai - suseki mới được đem đến trưng bày triển lãm và đấu giá, trên 1,5 tỷ đồng được giao dịch từ các hoạt động thương mại Sinh vật cảnh.

Các nghệ nhân được trao giải thưởng các tác phẩm đạt giải tại Hội thi

 Với sự thành công của kỳ Triển lãm lần này, Ông Nguyễn Hữu Tuyên - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh đã xúc động chia sẻ tại Lễ Bế mạc: Đây là lần đầu tiên hoạt động “Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh” rất vinh dự và tự hào là một trong 18 hoạt động chính thức của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, do đó Ban Tổ chức chúng tôi hết sức quan tâm, chú trọng từ việc chuẩn bị, xây dựng kịch bản tổ chức đến triển khai thực hiện. Triển lãm lần này thực sự vô cùng ý nghĩa và là cơ hội để các nghệ nhân chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao tay nghề. Thông qua đó, đây cũng là dịp để khẳng định, giới thiệu về tiềm năng của Sinh vật cảnh, bản sắc văn hóa, con người của tỉnh Đắk Lắk thông qua từng tác phẩm Bon sai - suseki, hoa lan… mang nhiều giá trị nhân văn, nghệ thuật của đến với du khách trong nước và quốc tế. Triển lãm, trưng bày và hội thi Sinh vật cảnh đã thu hút hàng ngàn lượt khách mỗi ngày, chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. Để có được thành công đó chính là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các Sở, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị đến từ các tỉnh/thành trong cả nước, đặc biệt là sự đồng lòng của các cấp Hội, Câu lạc bộ, các nghệ nhân, nhà vườn và du khách yêu thích bộ môn Sinh vật cảnh đã góp phần vào sự thành công chung của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023./.

Một số hình ảnh tác phẩm đạt giải tại Triển lãm, trưng bày và Hội thi Sinh vật cảnh

Tác phẩm đạt giải Vàng

  Các tác phẩm đạt giải Bạc

 

 

  

                                                                                             Cao Phúc

                                          Trung tâm Khuyến nông - GCTVN&Thủy sản

TIN NỔI BẬT

  • Công văn:  Tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến Công văn: Tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến

    Ngày 01 tháng 6 năm 2023 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành công văn Số: 1879/SNN-VP về việc tuyên truyền, tham gia Cuộc thi trực tuyến " Tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng; ứng xử và phòng tránh thông tin giả, các thủ đoạn lửa đảo trên không gian mạng".

  • Khuyến nông Đắk Lắk: 30 năm - Hành trình “Tri thức hóa nông dân”  Khuyến nông Đắk Lắk: 30 năm - Hành trình “Tri thức hóa nông dân”

    Muốn có một nền nông nghiệp chuyên nghiệp phải có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Muốn có một nền nông nghiệp tri thức, người nông dân phải được tri thức hóa. “Tri thức hóa nông dân” trong hoạt động khuyến nông được thực hiện qua các hoạt động như thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật… để lan tỏa tri thức, kỹ năng giúp người nông dân nâng cao trình độ, thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, tiếp cận và làm chủ khoa học và công nghệ để trở thành những nông dân chuyên nghiệp.

  • Cà chua Nova trong nhà màng: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị Cà chua Nova trong nhà màng: Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị

    Mô hình sản xuất cà chua Nova (giống của Mỹ) trong nhà màng được đưa vào triển khai tại TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đến nay được gần 5 năm với khoảng 25 farm (vườn) cà chua công nghệ cao. Ước tính mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 300 tấn sản phẩm cà chua tươi chất lượng cao. Điểm nổi bật đối với mô hình sản xuất cà chua Nova hiện nay là ngoài việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng thì việc kết nối liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra theo chuỗi giá trị ngày càng chặt chẽ hơn, bởi nhu cầu thị trường và quá trình tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật qua thực tế sản xuất để gia tăng giá trị sản phẩm.

  • Công văn: Về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19Công văn: Về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19

    ngày 24 tháng 5 năm 2023, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành công văn Số: 1744/SNN-VP, về việc triển khai chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống dịch COVID-19

  • Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững cần tăng cường áp dụng nguyên tắc “Bốn đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững cần tăng cường áp dụng nguyên tắc “Bốn đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

    Trong sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê chất lượng, cà phê “chứng nhận”, ngoài biện pháp về giống; đất đai; về đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; đa dạng sinh học; tưới tiêu; chăm sóc….thì biện pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vườn cà phê là hết sức quan trọng. Bởi lẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cà phê đúng nguyên tắc sẽ quyết định đến giá trị sản phẩm, cân bằng sinh thái, liên quan đến môi trường, hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, thương hiệu cà phê, hiệu quả kinh tế và quá trình phát triển cà phê bền vững.

  • Kế hoạch: phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua hoàn thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực nội vụKế hoạch: phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua hoàn thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực nội vụ

    Ngày 26 tháng 4 năm 2023, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch Số:1944/KH-BNV Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua hoàn thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực nội vụ, góp phần đẩy mạnh Chuyển đổi số của ngành Nội vụ năm 2023”