• Tìm chúng tôi trên

Trồng cây ăn quả có múi, hướng phát triển của các xã phía đông huyện Krông Bông

01/02/2018 08:40:10 GMT+7

Là huyện vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, đất đai chủ yếu là đất đồi núi, chủ yếu đất pha cát, đất xám bạc màu trên đá granit, qua nhiều vụ canh tác đất đã bạc màu và trơ sỏi đá. Việc canh tác nông nghiệp và các cây ngắn ngày còn gặp nhiều khó khăn, vì đầu ra và giá cả bấp bênh.

Các xã phía Đông huyện Krông Bông đa phần là các huyện vùng sâu vùng xa, đường sá đi lại khó khăn, đất đai chủ yếu là đất đồi núi, đất pha cát, đất xám bạc màu trên đá granit, qua nhiều vụ canh tác đất đã bạc màu và trơ sỏi đá, việc canh tác nông nghiệp và các cây ngắn ngày còn gặp nhiều khó khăn, vì đầu ra và giá cả bấp bênh. Nhận thấy việc canh tác cây ngắn ngày sẽ càng làm cho đất thoái hóa bạc màu nên từ năm 2014 Anh Ngân Văn Dũng thôn Bhung Knung xã Cư Pui là người tiên phong đưa 400 cây quýt về canh tác tại thôn Noh Prong xã Hòa Phong. Sau khi trồng 3 năm cây đã bắt đầu cho thu bói, riêng năm 2017, với 400 gốc quýt anh đã thu về 3 tấn quả, với giá bán dao động từ 13.000-15.000 đồng/kg thì gia đình anh đã thu về gần 40 triệu đồng cho gần 4000m2 đất. Anh Dũng chia sẻ: "Khí hậu nơi đây mát mẻ, rất phù hợp với cây quýt nói riêng và cây ăn quả có múi nói chung, trước kia gia đình tôi trồng cà phê nhưng nhận thấy cây cà phê phát triển kém nên đã chuyển đổi qua trồng quýt". Nhận thấy được tiềm năng của cây ăn quả có múi thì hiện nay bà con tại thôn Bhung Knung xã Cư Pui đã ồ ạt phát triển cây quýt trên đất xâm canh tại thôn Nor Prong xã Hòa phong lên tới hơn 5ha.

Khuyến nông viên xã thăm hỏi và tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng quýt

Tuy nhiên, vấn đề của việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng hiện nay là đầu ra và giá cả ổn định, qua trao đổi anh Dũng cho biết: “vài năm trước giá quýt khá cao nên bà con đã nâng diện tích cây quýt lên rất nhiều, nhưng hiện nay giá cả được các thương lái đặt mua với giá 5.000-7.000 đồng/kg tại vườn, với giá đó thì nhà nông sẽ bỏ bê và không chăm sóc là điều tất yếu”

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện hiện nay đang là vẫn đề nổi cộm, được các cấp và các ban ngành đặc biệt quan tâm, tuy nhiên để chuyển đổi có hiệu quả thì cần có sự vào cuộc của các cấp và ban ngành liên quan để việc chuyển đổi được bền vững, tránh việc phát triển ồ ạt, cung vượt cầu ắt giás sẽ giảm mạnh. 

Nhựt Tuân - Trạm Khuyến nông Krông Bông

TIN NỔI BẬT