• Tìm chúng tôi trên

Đào tạo giảng viên cao cấp (TOMT) cấp tỉnh về sản xuất cà phê bền vững và tái canh cà phê

25/12/2016 23:04:46 GMT+7

Thực hiện quyết định số 4277/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề cương dự toán hoạt động đào tạo TOMT về khuyến nông sản xuất lúa gạo bền vững, cà phê bền vững, tái canh cà phê. Từ ngày 20 đến 23 tháng 12 năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức lớp “Đào tạo TOMT cấp tỉnh về sản xuất cà phê bền vững và tái canh cà phê” tại thành phố Buôn Ma thuột, tỉnh Đắk Lắk

Lớp tập huấn với mục đích nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh/huyện về kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, trang bị cho học viên kỹ năng phương pháp để đào tạo lại cho nông dân và người sản xuất cà phê. Tham dự lớp tập huấn là 50 học viên đến từ các đơn vị thành viên, đối tác tham gia dự án, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh/huyện; cán bộ kỹ thuật của chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm giống cây trồng; Cán bộ kỹ thuật từ các doanh nghiệp; Hợp tác xã sản xuất cà phê của 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông; Gia Lai.

Quang cảnh buổi khai mạc

Nội dung tập huấn bao gồm phương pháp kỹ năng giảng dạy tích hợp cho các chủ đề kỹ thuật thâm canh cà phê, kỹ năng giảng dạy thực hành FFS; cũng như giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất cà phê bền vững; trồng và chăm sóc cà phê bền vững từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, chế biến , đặc biệt vấn đề được quan tâm và cấp bách trong giai đoạn hiện nay là vấn đề tái canh cà phê cũng được các giảng viên và học viên trao đổi, phân tích rất cụ thể trong lớp tập huấn. Bên cạnh các  nội dung lý thuyết, các học viên còn được tham quan thực tế về các nội dung đã được học: phân biệt và nhận biết các loại sâu bệnh hại cà phê và cách phòng trừ; các mô hình cà phê tái canh thành công – nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…..tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên. Từ những nội dung lý thuyết, kết hợp với việc tham quan thực tế, các học viên cũng đã có những nhận xét, đánh giá cũng như phân tích để có cái nhìn tổng hợp hơn đối với vấn đề sản xuất cà phê bền vững và tái canh cà phê, qua đó liên hệ cụ thể với đặc điểm sản xuất của từng địa phương để đưa ra những giải pháp cụ thể. Lớp tập huấn đã đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra và quan trọng nhất là đào tạo được một lớp giảng viên nòng cốt, có năng lực để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”, trong đó ở Tây nguyên là hợp phần sản xuất cà phê bền vững.

Hoàng Liên

Các học viên tham quan vườn ươm giống cà phê tại Viện KHKTNLN Tây nguyên

Giảng viên và học viên cùng trao đổi những vấn đề gặp tại vườn cây

TIN NỔI BẬT