• Tìm chúng tôi trên

TRIỆU PHÚ TRỒNG VẢI TRÁI VỤ

05/01/2016 15:08:38 GMT+7

Đặt chân lên vùng đất xã EaPil, huyện M’drak giống như một khu du lịch sinh thái rộng lớn, với từng đồi thoai thoải bạt ngàn cây hoa màu, nhiều nhất vẫn là cây mía và cây mì. Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn, lặn lội tìm tòi và đưa nhiều giống cây mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn về trồng trong vùng. Đặc biệt là cây vải chín sớm được gia đình anh Phạm Văn Nguyên (thôn 2), người đi đầu đưa loại cây này về đất Ea Pil.

Đặt chân lên vùng đất xã EaPil, huyện M’drak giống như một khu du lịch sinh thái rộng lớn, với từng đồi thoai thoải bạt ngàn cây hoa màu, nhiều nhất vẫn là cây mía và cây mì. Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn, lặn lội tìm tòi và đưa nhiều giống cây mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn về trồng trong vùng.  Đặc biệt là cây vải chín sớm được gia đình anh Phạm Văn Nguyên (thôn 2), người đi đầu đưa loại cây này về đất Ea Pil.   

Hiện nay, với vườn vải 1,3 ha năm 2015 gia đình anh được thu khoảng 600 triệu đồng, đây là một số tiền không nhỏ đối với một người nông dân. Năm 2000, khi quyết định chuyển từ trồng hoa màu sang cây vải anh đã gặp sự phản đối rất quyết liệt của vợ nhưng bằng kinh nghiệm lâu năm của người nông dân anh vẫn quyết tâm thực hiện với ý nghĩ mình sẽ thành công.

Thuê người đào gốc, chăm sóc và cả gia đình cùng dốc hết sức vào vườn vải, cuộc sống kinh tế suốt ba năm rất khó khăn nhưng không hề nản chí. Bước sang năm thứ tư, vườn vải cho thu hoạch vụ đầu tiên và không ngờ rằng tiền thu được gấp rất nhiều lần so với trồng cây hoa màu khác.  Giá vải bán tại vườn khoảng từ 34.000 đến 40.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân trong xã thấy gia đình anh khá lên rất nhanh nhờ trồng cây vải chín sớm cũng đã học hỏi kinh nghiệm và mua về trồng. Nắm bắt được nhu cầu của bà con trong vùng tương đối lớn anh đã ghép cành để cung ứng cho bà con đồng thời truyền đạt kinh nghiệm của mình tới bà con, mỗi cây vải ghép anh bán ra là 40.000 đồng.

Anh cho biết cây vải rất ưa bùn hoa nên cứ hai năm một lần anh hút bùn dưới hồ tưới cho cây, đồng thời lấy là mía tủ gốc cây để giữ độ ẩm và che nắng. Để kích thích cây ra hoa sớm cho vụ sau thì ngay khi thu hoạch quả xong anh bón phân (phân bón NPK), mỗi năm chia làm ba đợt, mỗi đợt bón khoảng hai đến ba kg cho một gốc. Khi cây bắt đầu ra lá non dùng thuốc trị nấm và thuốc sâu, cây ra hoa dùng thuốc dưỡng hoa và dưỡng trái tất cả đề dùng thuốc sinh học vì theo anh thuốc sinh học mới dưỡng được cây tránh cây bị kiệt sức cho vụ sau.

Con trai anh Nguyên (áo xanh) đang truyền đạt kinh nghiệm của gia đình cho một hộ dân

Nhìn lại quãng đường đã qua anh Nguyên tâm sự bí quyết thành công chính là sự quyết tâm và dứt khoát trong chuyển đổi cây trồng. Cùng một diện tích đất nhưng nếu tìm cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao.

                                                                          Nguyễn Thị Phượng

                         (Trạm KN M’drak)

TIN NỔI BẬT