• Tìm chúng tôi trên

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ CÁI SINH SẢN THEO PHƯƠNG PHÁP GIEO TINH NHÂN TẠO

04/04/2022 08:41:40 GMT+7

Huyện Krông Năng kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu năm. Các loại cây trồng chủ lực của huyện gồm: cà phê, hồ tiêu, cao su và một số loại cây ăn quả khác như Bơ, Sầu riêng...; trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm 85%; ngành chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 25% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh, giá cả vật tư, phân bón đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao, thu nhập từ sản xuất trồng trọt giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của đại bộ phận người nông dân.

Trước thực trạng đó, một bộ phận bà con nông dân tăng cường đầu tư phát triển chăn nuôi trên cơ sở tận dụng nguồn đất đai, nhân công lao động nhàn rỗi hiện có đã mạnh dạng đầu tư chăn nuôi bò, dê… để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác nông nghiệp; Vì vậy, trong những năm gần đây, đàn bò của địa phương ngày càng được phát triển; tính đến cuối năm 2020, tổng đàn bò toàn huyện gần 10.000 con, tuy nhiên chủ yếu là giống bò địa phương có tầm vóc nhỏ, trọng lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp, hiệu quả kinh tế không cao; Tỷ lệ bò lai trên địa bàn huyện chỉ đạt khoảng 20% so với tổng đàn.

Năm 2021, được sự quan tâm bố trí kinh phí của UBND huyện sự đồng tình trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân và các đoàn thể;  sự tích cực hưởng ứng tham gia mô hình của hộ nông dân; Trạm khuyến nông huyện Krông năng đã triển khai mô hình “Chăn nuôi bò cái sinh sản” theo hướng Cải tạo chất lượng đàn bò địa bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo tại thôn Xuân Lạng 1 - xã Ea Dah.

Sau một năm thực hiện, hộ tham gia mô hình đã nắm vững Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò (bao gồm cả công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh trên gia súc); biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò khỏe mạnh, biết phát hiện bò động dục đúng thời điểm thích hợp nên tỷ lệ Đậu thai cao, biết trồng, chế biến và tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương làm thức ăn cho bò. Các hộ dân trong và ngoài Mô hình sau khi được phổ biến quy trình kỹ thuật đều đã thay đổi nhận thức chuyển sang phối giống cho bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, góp phần cải thiện thu nhập người chăn nuôi nói chung và hộ chăn nuôi thuộc mô hình nói riêng tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế. Bê lai sơ sinh ra đời có trọng lượng trung bình là 28 kg/con (trong khi nếu sử dụng tinh bò Brathaman trung bình đạt: 23-24 kg/con, bò nội địa trung bình 18kg/con(trong khi yêu cầu đề ra ≥20kg/con), Bê nuôi đến 06 tháng tuổi có trọng lượng trung bình đạt: 150 kg/con.( Trong khi nếu bò lai Brathaman trung bình chỉ đạt: 120 kg/con; nhảy trực tiếp trung bình chỉ đạt: 80kg/con trong điều kiện nuôi dưỡng tốt).

Với giả cả thị trường hiện nay, bê con sinh ra được chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong  6 tháng dự tính giá bán khoảng 18 - 22 triệu đồng/con, trong khi đó bê nội chỉ bán được với giá 8 -10triệu/con. Như vậy, con bê lai được nuôi đến 6 tháng tuổi thì hiệu quả kinh tế cao hơn so với bê nội là từ 10 triệu đến 12 triệu đồng/ con.

Mô hình là điểm tham quan học tập, thực hành là nơi trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm, đã góp phần thay đổi  nhận thức, tập quán của người dân, đồng thời nâng cao kiến thức. ngoài hộ thực hiện mô hình, đã có một số hộ trên địa bàn xã mạnh dạng phát triển đầu tư  chăn nuôi bò cái sinh sản áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo; điễn hình có Hộ ông Nguyễn Văn Dương trú tại thôn Xuân Lạng 2 đã xây dựng chuồng trại tương đối khang trang, mở rộng quy mô chăn nuôi từ 02 con lên 04 con (đang mang thai) thông qua phương pháp gieo tinh nhân tạo và còn có một số hộ khác đã áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo (giống bò 3B) hộ  Nguyễn Văn Hùng và Nông Văn Quang, trú tại thôn Xuân Lạng 2; còn lại các hộ Ông Lường Văn Bay, Nông Văn May, Vũ Đức Tiến đều trú tại thôn Xuân Lạng 1…

Để mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản theo phương pháp gieo tinh nhân tạo được lan tỏa trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện, xem xét bố trí, bổ sung kinh phí xây dựng thêm một số mô hình ở những xã khác chưa được đầu tư; cũng như bố trí kinh phí để tăng cường tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện.

Bò mẹ dùng thực hiện để gieo tinh nhân tạo

Bê lai 3B khi được 02 tháng tuổi

Bê lai 3B khi được 06 tháng tuổi

 

Phương Thủy - Trạm KN Krông Năng

 

TIN NỔI BẬT