• Tìm chúng tôi trên

MÔ HÌNH NUÔI THỎ NEWZEALAND TẠI XÃ HÒA SƠN, HUYỆN KRÔNG BÔNG

07/01/2014 13:44:37 GMT+7

Krông Bông là một huyện nông nghiệp có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá tốt để sản xuất các loại nông sản & cây thức ăn chăn nuôi; các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp của địa phương rất phong phú thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đặc biệt là những loài gia súc ăn cỏ.

Krông Bông là một huyện nông nghiệp có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá tốt để sản xuất các loại nông sản & cây thức ăn chăn nuôi; các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp của địa phương rất phong phú thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đặc biệt là những loài gia súc ăn cỏ.

Trong những năm qua chăn nuôi tại huyện Krông Bông đã được chú trọng đầu tư và phát triển. Tổng đàn vật nuôi của huyện năm 2010 gồm: (Đàn trâu 4.964; đàn bò 23.987con; đàn lợn 40.950 con; đàn gia cầm hơn 240.000 con. Tuy  có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng  người chăn nuôi ở huyện Krông Bông đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh thường xuyên xảy ra... đã có nhiều tác động làm ảnh hưởng đến thu nhập từ nghề chăn nuôi của bà con nông dân, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm vật nuôi, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Trong năm 2011 được sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Lăk, Trạm khuyến nông huyện Krông Bông đã triển khai trình diễn mô hình Nuôi thỏ New Zealand  tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông với quy mô 110 con thỏ giống New Zealand, số hộ tham gia mô hình là 10 hộ, trong đó: Buôn Ja 1 hộ; Thôn 6: 1 hộ; Thôn 7: 2 hộ; Thôn 8: 6 hộ, chương trình được triển khai và thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011, trong thời gian thực hiện mô hình Trạm Khuyến Nông  đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản, nuôi thỏ thịt, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho thỏ, với 80 lượt nông dân tham dự cho tất cả các hộ nông dân tham gia mô hình. Qua các lớp tập huấn, các hộ nông dân khác trong buôn đã tiếp thu và thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như làm chuồng, đóng khung thỏ đẻ, đóng máng ăn, trồng thêm cây thức ăn xanh cho thỏ, vệ sinh chuồng trại, áp dụng đúng theo kỹ thuật hướng dẫn. Ngoài ra các hộ trình diễn còn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ghi chép, theo dõi khả năng sinh trưởng, sinh sản của thỏ, phòng bệnh cho thỏ.

Sau gần 06 tháng thực hiện mô hình đến nay hầu hết các thỏ cái đã sinh sản lứa đầu tiên, có thỏ mẹ đã đẻ lứa thứ 3, cá biệt có thỏ mẹ đẻ 13 con/ lứa, số thỏ con đến nay đạt khoảng 320 con, thỏ phát triển và thích nghi khá tốt, trọng lượng bình quân của thỏ trưởng thành đạt 3.5 kg/con.  Một số hộ đã có thu nhập khá cao từ việc nuôi thỏ, điển hình như:  hộ ông Lê Thành Sơn có tổng số thỏ con cai sữa là 80 con, bán thỏ giống 40 con thu về hơn 2 triệu đồng; hộ Ngô Đình Long có tổng số thỏ con cai sữa là 68 con, bán thỏ giống 20 con thu về 1,4 triệu đồng cùng một số hộ khác.

Thông qua mô hình thực hiện, bà con nông dân đã biết áp dụng tốt kỹ thuật nuôi thỏ, các điểm trình diễn mô hình đạt kết quả cao, rất nhiều hộ nông dân đã đến tham quan, tìm hiểu kỹ thuật tại các điểm trình diễn và đã mua thỏ về nuôi.

Theo ông Ngô Nhân Phó giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đắk lắk đánh giá về mô hình nuôi thỏ New Zaeland tại xã Hoà sơn huyện Krông bông “Kết quả từ mô hình đã khẳng định  con thỏ New Zaeland  thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương,  thỏ sinh trưởng và phát triển tốt. Bà con nông dân nuôi thỏ có thu nhập khá, có thể nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trong huyện , để tạo điều kiện cho nhiều bà con tham gia nuôi thỏ nhất là những hộ nông dân nghèo, hộ đồng bào dân tộc tại địa phương UBND huyện nên quan tâm hỗ trợ kinh phí, chỉ đạo các cơ quan liên quan có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ bà con nông dân phát triển mạnh các loại vật nuôi mới góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, cũng như đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi của địa phương” 

Đinh Kim Huệ - Trung Tâm Khuyến Nông

TIN NỔI BẬT